Từ năm 2025, xe ô tô cá nhân có bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình? Xe ô tô gồm các loại xe gì?
Xe ô tô có phải là xe cơ giới không, xe ô tô gồm các loại xe gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ như sau:
Phân loại phương tiện giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới bao gồm:
a) Xe ô tô gồm: xe có từ bốn bánh trở lên chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, không chạy trên đường ray, dùng để chở người, hàng hóa, kéo rơ moóc, kéo sơ mi rơ moóc hoặc được kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt, có thể được nối với đường dây dẫn điện; xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg; xe ô tô không bao gồm xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
b) Rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, được kéo bởi xe ô tô; phần chủ yếu của khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên xe kéo;
c) Sơ mi rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ; được kéo bởi xe ô tô đầu kéo và có một phần đáng kể khối lượng toàn bộ đặt lên xe ô tô đầu kéo;
...
Như vậy, xe ô tô là xe cơ giới, xe ô tô gồm:
- Xe có từ bốn bánh trở lên chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, không chạy trên đường ray, dùng để chở người, hàng hóa, kéo rơ moóc, kéo sơ mi rơ moóc hoặc được kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt, có thể được nối với đường dây dẫn điện;
- Xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg;
- Xe ô tô không bao gồm xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
Xe ô tô có phải là xe cơ giới không, xe ô tô gồm các loại xe gì? (hình từ internet)
Từ năm 2025, xe ô tô cá nhân có bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình?
Tiếp đó, tại Điều 35 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
4. Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định điều kiện hoạt động của xe thô sơ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
Theo quy định trên, để xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, xe ô tô không có bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình để tham gia giao thông đường bộ. Mà chỉ bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe ô tô là xe ô tô kinh doanh vận tải và xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải.
Trẻ em có được ngồi cùng hàng ghế với người lái xe ô tô không?
Căn cứ theo Điều 10 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
Như vậy, từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 không được để trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế với người lái xe lái xe ô tô, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
Lưu ý: Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?