Từ năm 2023, hạch toán tiền nghi bị phá hoại và tiền bị phá hoại được thực hiện như thế nào?
- Việc xử lý kế toán đối với tiền bị phá hoại, tiền nghi bị phá hoại cần tuân theo nguyên tắc nào?
- Hạch toán tiền nghi bị phá hoại được thực hiện như thế nào?
- Kết quả giám định là tiền bị phá hoại thì xử lý hạch toán ra sao?
- Vào ngày nào quy định mới về hạch toán tiền nghi bị phá hoại và tiền bị phá hoại sẽ có hiệu lực?
Việc xử lý kế toán đối với tiền bị phá hoại, tiền nghi bị phá hoại cần tuân theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nguyên tắc trong công tác kế toán tiền bị phá hoại, tiền nghi bị phá hoại được xác định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-NHNN.
Cụ thể như sau:
- Đối với tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý: Khi Ngân hàng Nhà nước tạm thu giữ hiện vật, chưa có kết luận của cơ quan công an, hạch toán theo mệnh giá của mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại;
- Đối với tiền bị phá hoại (khi có kết luận giám định của cơ quan công an), xử lý:
+ Nếu tiền bị phá hoại xác định được mệnh giá: NHNN thu và hạch toán trên các tài khoản nội bảng theo giá trị nhập, xuất tiền (mệnh giá x số lượng);
+ Nếu tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá: NHNN thu và hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng theo giá quy ước mỗi tờ/miếng là 01 đồng;
Như vậy, việc xử lý tiền bị phá hoại và tiền nghi bị phá hoại được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Từ năm 2023, hạch toán tiền nghi bị phá hoại và tiền bị phá hoại được thực hiện như thế nào?
Hạch toán tiền nghi bị phá hoại được thực hiện như thế nào?
Theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-NHNN, tiền nghi bị phá hoại được xác định là tiền đã bị biến dạng, hư hỏng mà nguyên nhân dự đoán ban đầu là do hành vi hủy hoại gây ra.
Việc hạch toán tiền nghi bị phá hoại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:
STT | Trường hợp | Nội dung |
1 | Khi phát hiện tiền nghi bị phá hoại | Căn cứ biên bản tạm thu giữ tiền nghi bị phá hoại, bộ phận kế toán lập phiếu nhập kho và hạch toán: Nợ TK 00100403 - Tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý (sổ theo dõi: Tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý) |
2 | Khi xuất kho hiện vật để trưng cầu giám định | Bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho và hạch toán: Có TK 00100403 - Tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý (sổ theo dõi: Tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý) Đồng thời, lập phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển”, hạch toán: Nợ TK 001003 - Tiền đang vận chuyển (sổ theo dõi: Tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý) |
3 | Xử lý sau khi có kết quả giám định | Căn cứ kết quả giám định, bộ phận kế toán lập phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển” để tất toán số dư tài khoản “Tiền đang vận chuyển” đã theo dõi khi đem hiện vật đi giám định và hạch toán: Có TK 001003 - Tiền đang vận chuyển (sổ theo dõi: Tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý) - Nếu kết quả giám định không phải là tiền bị phá hoại, đủ điều kiện được đổi và chi trả trực tiếp bằng tiền mặt: Xử lý hạch toán như đối với trường hợp đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông lấy tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông. - Nếu kết quả giám định không phải là tiền bị phá hoại, đủ điều kiện được đổi và chi trả bằng chuyển khoản: + Lập phiếu thu để thu tiền và hạch toán: Nợ TK 10100202 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông Có TK thích hợp (Tiền gửi KBNN, TCTD, …) + Trường hợp kết quả giám định không phải là tiền bị phá hoại nhưng không đủ điều kiện được đổi: trả lại hiện vật cho đơn vị, cá nhân có tiền bị tạm thu giữ, nêu rõ lý do không được đổi cho đơn vị, cá nhân có tiền nghi bị phá hoại đã tạm thu. |
Như vậy, nội dung hạch toán đối với trường hợp tiền nghi bị phá hoại được thực hiện theo quy định nêu trên.
Kết quả giám định là tiền bị phá hoại thì xử lý hạch toán ra sao?
Việc hạch toán đối với tiền bị phá hoại được thực hiện theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 25/2022/TT-NHNN.
Cụ thể như sau:
- Tiền bị phá hoại xác định được mệnh giá:
Căn cứ biên bản thu giữ tiền bị phá hoại do bộ phận kho quỹ chuyển sang, bộ phận kế toán lập phiếu thu và hạch toán:
Nợ TK 10100204 - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành
Có TK 799999 - Thu khác
- Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá:
Căn cứ biên bản thu giữ tiền bị phá hoại do bộ phận kho quỹ chuyển sang, bộ phận kế toán lập phiếu nhập kho theo giá quy ước và hạch toán:
Nợ TK 00100405 - Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá
Như vậy, sau khi đã có kết quả giám định tiền nghi bị phá hoại là tiền bị phá hoại, tùy vào từng trường hợp có xác định được mệnh giá hay không, bộ phận kế toán sẽ thực hiện hạch toán theo nội dung nêu trên.
Vào ngày nào quy định mới về hạch toán tiền nghi bị phá hoại và tiền bị phá hoại sẽ có hiệu lực?
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-NHNN với những nội dung sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 37/2007/QĐ-NHNN ngày 26/10/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt hết hiệu lực thi hành.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 15/02/2023, quy định mới về hạch toán tiền nghi bị phá hoại và tiền bị phá hoại sẽ được đưa vào áp dụng trên thực tế.
Thông tư 25/2022/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?