Từ năm 2023, biên tập cảnh báo nội dung chương trình nước ngoài phải tuân thủ quy định về trẻ em, điện ảnh?
- Biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền hiện nay như thế nào?
- Từ năm 2023, biên tập cảnh báo nội dung chương trình nước ngoài phải tuân thủ quy định về trẻ em, điện ảnh?
- Sửa đổi quy định về biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền?
- Có giới hạn về số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không?
Biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền hiện nay như thế nào?
Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Biên tập, biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
1. Tất cả các kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải được thực hiện biên tập, quản lý bảo đảm nội dung chương trình không trái với quy định của pháp luật Việt Nam về báo chí và quảng cáo, trừ việc tường thuật trực tiếp các trận thi đấu thể thao, lễ khai mạc, lễ bế mạc các giải thi đấu thể thao quy mô khu vực và thế giới.
2. Việc biên dịch được thực hiện tùy theo loại kênh chương trình nước ngoài, cụ thể như sau:
a) Biên dịch 100% nội dung kênh chương trình phim truyện, phim hoạt hình;
b) Biên dịch 100% các chương trình phóng sự, tài liệu trên kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, kênh ca nhạc, kênh khoa học, giáo dục.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định việc phân loại kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Theo như quy định trên thì mọi chương trình truyền hình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền ở Việt Nam phải được biên tập bảo đảm sao cho nội dung không trái quy định pháp luật Việt Nam, ngoài trừ một số trường hợp như tường thuật trực tiếp thi đấu thể thao, khai mạc, bế mạc các giải thi đấu thể thao khu vực và thế giới.
Từ năm 2023, biên tập cảnh báo nội dung chương trình nước ngoài phải tuân thủ quy định về trẻ em, điện ảnh? (Hình từ Internet)
Từ năm 2023, biên tập cảnh báo nội dung chương trình nước ngoài phải tuân thủ quy định về trẻ em, điện ảnh?
Căn cứ vào điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình
...
10. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 19 như sau:
“1. Việc biên tập các kênh chương trình nước ngoài phải bảo đảm:
a) Biên tập, quản lý nội dung không được trái quy định của pháp luật Việt Nam về báo chí, điện ảnh, quảng cáo và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Biên tập, thực hiện cảnh báo nội dung bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về trẻ em, điện ảnh và các quy định của pháp luật khác có liên quan.”
Theo quy định trên đã sửa đổi quy định về biên tập các kênh truyền hình nước ngoài tại Việt Nam so với hiện nay.
Cụ thể, trong thời gian tới, việc biên tập quản lý nội dung không được trái quy định pháp luật Việt Nam về báo chí, điện ảnh, quảng cáo và quy định khác liên quan.
Bên cạnh đó, việc biên tập cảnh báo nội dung của các chương trình truyền hình nước ngoài cũng phải bảo đảm các quy định pháp luật của Việt Nam về trẻ em, điện ảnh.
So với quy định hiện nay thì chỉ cần biên tập nội dung chương trình truyền hình nước ngoài không trái pháp luật nhưng được ngoại lệ trong một số trường hợp như trực tiếp thể thao, bế mạc, khai mạc thể thao.
Sửa đổi quy định về biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền?
Căn cứ vào điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình
...
10. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 như sau:
“2. Việc biên dịch kênh chương trình nước ngoài phải bảo đảm tôn trọng, bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt.”
Theo đó, trong thời gian tới, việc biên dịch các nội dung của kênh truyền hình nước ngoài phải tôn trọng và bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt.
Có giới hạn về số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
Các kênh chương trình nước ngoài cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.
2. Có nội dung lành mạnh, phù hợp văn hóa Việt Nam, không vi phạm những quy định của pháp luật về báo chí của Việt Nam.
3. Đã đáp ứng yêu cầu quyền sở hữu hoặc sử dụng bản quyền nội dung khi cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
4. Đã được chứng nhận đăng ký cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
5. Được một đơn vị có Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài theo quy định tại Điều 20 Nghị định này thực hiện biên tập, biên dịch và chịu trách nhiệm về nội dung biên tập, biên dịch.
6. Không bao gồm thông tin quảng cáo được cài đặt sẵn từ nước ngoài. Các nội dung quảng cáo (nếu có) phải được thực hiện tại Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo và đơn vị được cấp Giấy phép biên tập chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo.
7. Đã có đại lý được ủy quyền tại Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.
Nghị định 71/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?