Từ năm 2022, hành vi sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã cho cơ quan, tổ chức mà không được phép của Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ bị phạt đến 75.000.000 đồng?
- Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
- Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP?
- Vi phạm quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước?
Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định về vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước cụ thể như sau:
"Điều 46. Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người làm công tác cơ yếu đã nghỉ hưu, chuyển ngành, chuyển công tác khác hoặc thôi việc mà tham gia hoạt động mật mã cho các tổ chức, cá nhân ngoài ngành Cơ yếu trước thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã cho các cơ quan, tổ chức để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước mà không được phép của Ban Cơ yếu Chính phủ."
Từ năm 2022, hành vi sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã cho cơ quan, tổ chức mà không được phép của Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ bị phạt đến 75.000.000 đồng?
Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP?
Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được quy định tại khoản 41 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam quy định cụ thể như sau:
"Điều 46. Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm cam kết bảo vệ bí mật nhà nước trong nghiên cứu khoa học và công nghệ mật mã."
Vi phạm quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước?
Không chỉ sửa đổi Điều 46 Nghị định 120/2013/NĐ-CP mà tại khoản 42 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam quy định về việc bổ sung Điều 46a vào sau Điều 46 cụ thể là:
"Điều 46a. Vi phạm quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước
1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước mà không được phép của Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này."
Sau khi sửa đổi, bổ sung thì hiện tại, Điều 46 được hoàn thiện như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm cam kết bảo vệ bí mật nhà nước trong nghiên cứu khoa học và công nghệ mật mã.
- Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước mà không được phép của Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?