Tứ đại bổ túc là gì? Tứ đại bổ túc là trường công hay trường tư? Điều kiện thành lập trường đại học tư thục là gì?
Tứ đại bổ túc là gì? Tứ đại bổ túc là trường công hay trường tư?
Dưới đây là thông tin tham khảo về "Tứ đại bổ túc là gì? Tứ đại bổ túc là trường công hay trường tư?"
Cụm từ “Tứ đại bổ túc” là một thuật ngữ không chính thống, xuất hiện chủ yếu trên mạng xã hội và trong cộng đồng sinh viên.
Thuật ngữ “Tứ đại bổ túc” mang tính châm biếm, thường được dùng để chỉ một nhóm các trường đại học tư nhân ở khu vực miền Nam Việt Nam có mức điểm đầu vào không quá cao.
Dù mang tính hài hước, cách gọi này dễ gây hiểu lầm và không phản ánh đầy đủ chất lượng đào tạo hay tiềm năng của sinh viên tại những trường này.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
*Trên đây là thông tin về "Tứ đại bổ túc là gì? Tứ đại bổ túc là trường công hay trường tư? Điều kiện thành lập trường đại học tư thục là gì?"
Tứ đại bổ túc là gì? Tứ đại bổ túc là trường công hay trường tư? Điều kiện thành lập trường đại học tư thục là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập trường đại học tư thục là gì?
Điều kiện thành lập trường đại học tư thục được quy định tại Điều 94 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Có dự án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đã được phê duyệt.
(2) Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và xác nhận về quyền sử dụng đất.
(3) Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; không đặt gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
(4) Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch.
Đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo ra sao?
Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo được quy định tại Điều 97 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo.
- Hồ sơ gồm:
+ Tờ trình đề nghị cho phép trường đại học hoạt động đào tạo (theo Mẫu số 05 Phụ lục III kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP)
+ Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường (theo Mẫu số 06 Phụ lục III kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP)
+ Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo (theo Mẫu số 07 Phụ lục III kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP)
+ Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Vị trí pháp lý của nhà trường; tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức bộ máy; hoạt động đào tạo; hoạt động khoa học và công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; bảo đảm chất lượng giáo dục; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động; nhiệm vụ và quyền của người học; quản lý tài chính, tài sản; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
- Trình tự thực hiện:
+ Trường đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho trường biết để sửa đổi, bổ sung;
+ Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc cho phép trường đại học hoạt động đào tạo; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường đại học và nêu rõ lý do.
Quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân do ai bầu ra? Nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân là gì?
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi năm 2025?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục có được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán trước khi cung cấp dịch vụ không?
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có chức năng gì? Văn phòng có tư cách pháp nhân không?
- Tiêu chuẩn của công tác xã hội viên chính về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?