Từ 22/7/2022, tàu thuyền nước ngoài đi vào nội thủy Việt Nam không xin phép cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt đến 50 triệu đồng?

Tôi muốn hỏi về vi phạm hành chính đối với khu vực biên giới biển. Xử lý vi phạm hành chính đối với khu vực biên giới biển, quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển được quy định ra sao. Các quy định sửa đổi, bổ sung đối với vi phạm hành chính đối với khu vực biên giới biển như thế nào? Cảm ơn!

Xử lý vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển hiện nay?

Căn cứ theo quy định Điều 8 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển như sau:

"Điều 8. Hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới biển, khu vực hạn chế hoạt động nằm trong khu vực biên giới biển không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới biển không đúng quy định;
c) Không khai báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, tạm trú, lưu trú trái phép trong khu vực biên giới biển.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Người nước ngoài vào khu vực biên giới biển (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế) không có giấy tờ theo quy định;
b) Ra, vào, đi lại, điều khiển phương tiện, tiến hành các hoạt động không đúng quy định trong khu vực hạn chế hoạt động;
c) Sau 24 giờ không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp xã, đồn Biên phòng sở tại về họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu, ngày kết thúc làm việc, nội dung công việc, nơi làm việc, tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức người nước ngoài làm việc khi sử dụng người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế trong khu vực biên giới biên hoặc có một phần địa giới thuộc khu vực biên giới biển;
d) Quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ cảnh vật, ghi hình trái phép bằng các thiết bị điện tử, thu phát vô tuyến điện ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển có một trong những hành vi sau:
a) Điều khiển tàu thuyền, phương tiện đường thủy nội địa không có biển số đăng ký hoặc tạo số đăng ký không đúng quy định;
b) Không mang theo các loại giấy tờ (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực) sau: Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu thuyền theo quy định; danh sách thuyền viên hoặc sổ danh bạ thuyền viên (đối với tàu cá), hoặc chứng chỉ thuyền viên; giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên; giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện; giấy tờ liên quan đến hàng hoá trên tàu thuyền; sổ nhật ký hành trình.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển không đúng mục đích.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền đối với phương tiện trong các trường hợp pháp luật quy định; không chấp hành các quyết định theo thủ tục hành chính.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Đưa phương tiện đường bộ vào khu vực biên giới biển (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế) hoạt động vận tải, sản xuất, kinh doanh, xây dựng, khai thác khoáng sản, tài nguyên, môi trường từ 10 ngày trở lên mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ đội Biên phòng sở tại về số lượng người, phương tiện, biển kiểm soát, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động;
b) Người điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện hàng không khi tiến hành hoạt động hàng không dân dụng, kinh tế, thương mại, du lịch, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, tài nguyên, môi trường trong khu vực biên giới biển không thực hiện đúng quy định pháp luật về hàng không Việt Nam và quy định về quản lý, bảo vệ vùng trời quốc gia.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không sử dụng các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường biển trong vùng nước nội thủy, lãnh hải;
b) Sử dụng vật liệu nổ không có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có kế hoạch nhưng không thông báo cho Ủy ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh sở tại theo quy định;
c) Thăm dò, khai thác hải sản, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên do các bộ, ngành chủ quản cấp phép nhưng không thông báo cho Ủy ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh sở tại;
d) Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật trong vùng nước nội thủy, lãnh hải khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
9. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu thiết bị, công trình trên biển hoặc không đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và cảnh báo nguy hiểm thích hợp đối với thiết bị, công trình trong vùng nước nội thủy, lãnh hải.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không tháo dỡ thiết bị, công trình trên biển khi hết hạn sử dụng;
b) Tàu thuyền nước ngoài đi vào nội thủy Việt Nam không xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Sử dụng thiết bị thu phát vô tuyến điện ở khu vực hạn chế hoạt động, vùng cấm nằm trong khu vực biên giới biển;
b) Bắn, phóng, thả, điều khiển các phương tiện, vật thể gây hại cho an ninh, trật tự, kinh tế, an toàn, an ninh hàng hải;
c) Sử dụng phương tiện đường thủy cập mạn tàu thuyền nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền trong vùng nước nội thủy, lãnh hải.
..."

Như vậy, xử lý vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển được quy định như trên.

Khu vực biên giới biển: xử lý vi phạm hành chính đối với khu vực biên giới biển, quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển. Các quy định sửa đổi, bổ sung đối với vi phạm hành chính đối với khu vực biên giới biển?

Từ 22/7/2022, tàu thuyền nước ngoài đi vào nội thủy Việt Nam không xin phép cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt đến 50 triệu đồng?

Các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả gồm những gì?

Căn cứ quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều 8 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 8. Hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển
...
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2; điểm d khoản 8; điểm a, điểm b khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2; điểm a khoản 3; khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép vận tải, kinh doanh, xây dựng, khai thác khoáng sản, tài nguyên, môi trường, khai thác hải sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 6; điểm c khoản 8 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; điểm a, điểm d khoản 2; khoản 7; điểm b khoản 10; khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc rời khỏi khu vực biên giới biển đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 5; điểm a khoản 6; điểm b khoản 10; điểm a, điểm b khoản 11 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ thiết bị, công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 10 Điều này."

Như vậy, các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như trên.

Các sửa đổi, bổ sung về xử lý vi phạm quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển từ 22/7/2022?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP các sửa đổi bổ sung như sau:

"Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
...
8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 8 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 8 như sau:
“8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu thiết bị, công trình trên biển hoặc không đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và cảnh báo nguy hiểm thích hợp đối với thiết bị, công trình trong nội thủy, lãnh hải.”.
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 10 như sau:
“10. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”.
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 11 như sau:
“11. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”

Như vậy, từ 22/7/2022, tàu thuyền nước ngoài đi vào nội thủy Việt Nam không xin phép cơ quan có thẩm quyền sẽ tăng mức xử phạt tối đa từ 40 triệu đồng lên 50 triệu đồng.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/7/2022.

Khu vực biên giới biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của cơ quan nào khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường?
Pháp luật
Theo Nghị định 71/2015/NĐ-CP, người phát hiện thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường trong khu vực biên giới biển có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Theo Nghị định 71/2015/NĐ-CP, mẫu biển báo trong khu vực biên giới biển do cơ quan nào quy định?
Pháp luật
Khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tính từ đâu? Biển báo trong khu vực biên giới biển được quy định ra sao?
Pháp luật
Người nước ngoài vào khu vực biên giới biển không có giấy tờ theo quy định thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Giúp đỡ người khác lưu trú trái phép trong khu vực biên giới biển thì có thể bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Người đi lại trong khu vực biên giới biển không đúng quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam phải có các giấy tờ bản chính nào?
Pháp luật
Quay phim chụp ảnh ở khu vực có biển cấm nằm trong khu vực biên giới biển có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xây nhà nghỉ, khách sạn trong khu vực biên giới biển có phải thông báo bằng văn bản cho đồn Biên phòng không và có được miễn cấp giấy phép xây dựng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu vực biên giới biển
2,837 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu vực biên giới biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào