Từ 20/7/2023, phụ nữ mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thể tự nguyện tinh giản biên chế?
- Phụ nữ mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thể tự nguyện tinh giản biên chế theo quy định mới?
- Phụ nữ mang thai tự nguyện tinh giản biên chế được hưởng những chế độ, chính sách gì?
- Việc tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế được quy định thế nào?
- Quy định tự nguyện tinh giản biên chế cho phụ nữ mang thai chính thức có hiệu lực từ ngày mấy?
Phụ nữ mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thể tự nguyện tinh giản biên chế theo quy định mới?
Ngày 03/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế. Tại đây
Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi vẫn sẽ có thể xem xét thực hiện tinh giản biên chế trong trường hợp tự nguyện tinh giản.
Đây là điểm mới so với quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Cụ thể, hiện nay cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là đối tượng chưa xem xét tinh giản biên chế.
Từ 20/7/2023, phụ nữ mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thể tự nguyện tinh giản biên chế? (Hình từ Internet)
Phụ nữ mang thai tự nguyện tinh giản biên chế được hưởng những chế độ, chính sách gì?
Căn cứ theo nội dung tại Chương II Nghị định 29/2023/NĐ-CP, người tinh giản biên chế được hưởng 05 chế độ, chính sách sau:
- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi;
- Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước;
- Chính sách thôi việc;
- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.
Theo đó, tùy vào từng trường hợp mà phụ nữ mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi tự nguyện tinh giản sẽ được hưởng các chế độ, chính sách phù hợp.
Việc tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:
Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế
1. Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
2. Tiền lương bình quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng bình quân của toàn bộ thời gian công tác.
3. Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.
4. Thời gian để tính trợ cấp quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo số bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
5. Thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 5, Điều 8 Nghị định này nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
Như vậy, thời gian tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quy định tự nguyện tinh giản biên chế cho phụ nữ mang thai chính thức có hiệu lực từ ngày mấy?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2023. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
Theo đó, Nghị định 29/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/7/2023. Trong đó, các chính sách tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP sẽ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Các Nghị định sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, gồm:
Xem chi tiết toàn bộ Nghị định 29/2023/NĐ-CP tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?