Từ 15/8/2024, để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng, thành viên chủ trì bù trừ điện tử cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Từ 15/8/2024, để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng, thành viên chủ trì bù trừ điện tử cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 36 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về đối với Thành viên chủ trì bù trừ điện tử, để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng, Thành viên chủ trì bù trừ điện tử đáp ứng các yêu cầu sau:
(1) Thành viên tham gia quyết toán phải là thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (Hệ thống TTLNH Quốc gia);
(2) Có văn bản thỏa thuận trước gửi Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ giữa Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử và thành viên tham gia quyết toán.
Văn bản thỏa thuận bao gồm nội dung ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Sở Giao dịch được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức bù trừ điện tử) để thực hiện việc quyết toán ròng, thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay theo quy định về hoạt động bù trừ điện tử tại Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước;
Có cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ, hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) cho Ngân hàng Nhà nước;
(3) Có xác nhận của Sở Giao dịch về việc thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia tham gia quyết toán đã thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử theo quy định hiện hành tại Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước;
(4) Khi có sự thay đổi thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác, Thành viên chủ trì bù trừ điện tử gửi văn bản đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu TTLNH-35 Tải về tại Phụ lục kèm theo Thông tư 08/2024/TT-NHNN qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);
(5) Yêu cầu về nguồn nhân lực
- Có tối thiểu 02 cán bộ vận hành được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia;
- Đối với cán bộ được giao trách nhiệm hoặc ủy quyền thực hiện truyền, nhận dữ liệu quyết toán, ký duyệt lô quyết toán phải có chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại Thông tư quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;
(6) Yêu cầu về kỹ thuật
- Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;
- Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng độc lập về hạ tầng cáp truyền dẫn kết nối đến Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Từ 15/8/2024, để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng, thành viên chủ trì bù trừ điện tử cần đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình ảnh Internet)
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử cần làm gì để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 35 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia như sau:
Tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia
...
c) Tổ chức chủ trì BTĐT để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng gửi văn bản đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-29 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia).
Như vậy, Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng gửi văn bản đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu TTLNH-29 Tải về qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia).
Nguyên tắc xử lý lệnh thanh toán, hàng đợi, quyết toán và giải tỏa ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định nguyên tắc xử lý như sau:
- Lệnh thanh toán qua Hệ thống TTLNH Quốc gia được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau: kết quả bù trừ giá trị thấp, kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác, các lệnh thanh toán giá trị cao và lệnh thanh toán ngoại tệ;
- Các lệnh thanh toán không đảm bảo khả năng thanh toán được chuyển vào hàng đợi và xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 08/2024/TT-NHNN;
- Trường hợp trong hàng đợi đã có kết quả bù trừ giá trị thấp, kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác, các lệnh thanh toán giá trị cao đến sau của ngân hàng thiếu vốn phải chuyển vào hàng đợi.
Lưu ý: Thông tư 08/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?