Từ 15/8/2022, giá trị còn lại của tài sản cố định không được vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam?

Tôi có câu hỏi mong được ban tư vấn giúp tôi hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi muốn hỏi rằng về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay thì tại Thông tư 07/2022/TT-NHNN có sửa đổi gì so với Thông tư 07/2019/TT-NHNN? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo Thông tư 07/2019/TT-NHNN?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động cụ thể như sau:

(1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện tính tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ (USD), tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng theo công thức sau:

LDR = L/D x 100%

Trong đó:

- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động;

- L: là tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 Điều này;

- D: là tổng vốn huy động quy định tại khoản 3 Điều này.

(2) Tổng dư nợ cho vay bao gồm:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu;

- Dư nợ cho vay ngắn hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;

- Dư nợ cho vay trung hạn tín dụng đầu tư;

- Dư nợ cho vay trung hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;

- Dư nợ cho vay dài hạn tín dụng đầu tư;

- Dư nợ cho vay dài hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;

- Dư nợ cho vay khác;

- Dư nợ các khoản nợ vay chờ xử lý.

(3) Tổng vốn huy động bao gồm:

- Tiền gửi của tổ chức trong nước, nước ngoài;

- Tiền vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay ngân sách Nhà nước, vay của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài;

- Tiền huy động từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác.

(4) Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo lộ trình sau:

- Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: 100%;

- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021: 95%.

Thông tư 07/2022/TT-NHNN: Giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam?

Từ 15/8/2022, giá trị còn lại của tài sản cố định không được vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam?

Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay tối đa là 95%?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 07/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2019/TT-NHNN quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động cụ thể như sau:

(1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện tính tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ (USD), tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng theo công thức sau:

LDR = L/D x 100%

Trong đó:

- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay;

- L: là tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 Điều này;

- D: là tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay, bao gồm vốn huy động theo quy định tại khoản 3 Điều này và vốn chủ sở hữu theo quy định tại khoản 4 Điều này.

(2) Tổng dư nợ cho vay bao gồm:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu;

- Dư nợ cho vay ngắn hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;

- Dư nợ cho vay trung hạn tín dụng đầu tư;

- Dư nợ cho vay trung hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;

- Dư nợ cho vay dài hạn tín dụng đầu tư;

- Dư nợ cho vay dài hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;

- Dư nợ vay bắt buộc bảo lãnh;

- Dư nợ các khoản cho vay khác (không bao gồm dư nợ nhận ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước không chịu rủi ro);

- Dư nợ các khoản nợ vay chờ xử lý.

(3) Vốn huy động được sử dụng để cho vay là vốn huy động theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

(4) Vốn chủ sở hữu được sử dụng để cho vay là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ các khoản sau đây:

- Giá trị còn lại của tài sản cố định (được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao lũy kế) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo mức thực tế nhưng không vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Số vốn điều lệ thực tế đã sử dụng để góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam;

- Quỹ dự phòng tài chính.

(5) Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay tối đa là 95%.

Điểm sửa đổi về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động giữa Thông tư 07/2019/TT-NHNN và Thông tư 07/2022/TT-NHNN?

Đối với quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động thì tại Thông tư 07/2022/TT-NHNN có bổ sung và sửa đổi cụ thể rằng tại Thông tư này có quy định thêm về vốn huy động và vốn chủ sở hữu.

Vốn huy động được sử dụng để cho vay là vốn huy động theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Vốn chủ sở hữu được sử dụng để cho vay là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ các khoản sau đây:

- Giá trị còn lại của tài sản cố định (được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao lũy kế) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo mức thực tế nhưng không vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Số vốn điều lệ thực tế đã sử dụng để góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam;

- Quỹ dự phòng tài chính.

Thông tư 07/2022/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Tài sản cố định Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản cố đình:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng là gì? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu sổ? Hướng dẫn ghi sổ?
Pháp luật
Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng thì doanh nghiệp có phải trích khấu hao tiếp không?
Pháp luật
Chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê tài chính có được ghi nhận vào chi phí kinh doanh hay không?
Pháp luật
Lợi nhuận kế toán là gì? Chi phí về các khoản trích trước sửa chữa tài sản cố định có được tính trừ vào lợi nhuận kế toán?
Pháp luật
Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Tài sản này được phân loại thế nào?
Pháp luật
Tư liệu lao động là gì? Tư liệu lao động là tài sản cố định cần có thời gian sử dụng từ bao nhiêu năm trở lên?
Pháp luật
Những loại tài sản cố định nào được phản ánh trong tài khoản 991 của tổ chức tài chính vi mô và tài khoản có kết cấu ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp trích khấu hao tài sản cố định dựa vào căn cứ nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bộ hồ sơ quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp gồm những tài liệu nào? Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp là mẫu nào?
Pháp luật
Tài sản cố định (TSCĐ) có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không? Cần những điều kiện gì để được tính vào chi phí được trừ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định
3,442 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào