Từ 01/7/2024, trường hợp nào phải giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất? Thực hiện giải thể trạm quan trắc ra sao?
- Từ 01/7/2024, trường hợp nào phải giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất?
- Thực hiện giải thể trạm quan trắc ra sao?
- Hồ sơ giải thể trạm quan trắc bao gồm những gì? Mẫu báo cáo giải thể trạm quan trắc được quy định ra sao?
- Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất là gì?
- Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị địa phương trong việc giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất ra sao?
Từ 01/7/2024, trường hợp nào phải giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về các trường hợp giải thể trạm quan trắc như sau:
Các trường hợp giải thể trạm quan trắc
1. Trạm quan trắc không còn phù hợp quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh.
2. Cần phải di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc nhưng không có địa điểm thay thế phù hợp để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn, ổn định của công trình.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, các trường hợp giải thể trạm quan trắc bao gồm:
- Trạm quan trắc không còn phù hợp quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh.
- Cần phải di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc nhưng không có địa điểm thay thế phù hợp để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn, ổn định của công trình.
Từ 01/7/2024, trường hợp nào phải giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất? Thực hiện giải thể trạm quan trắc ra sao? (Hình ảnh Internet)
Thực hiện giải thể trạm quan trắc ra sao?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về thực hiện giải thể trạm quan trắc như sau:
Thực hiện giải thể trạm quan trắc
1. Xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp công trình quan trắc là giếng khoan thì thực hiện trám lấp theo quy định.
3. Giải quyết các vấn đề liên quan khác theo quy định.
4. Lập báo cáo giải thể và lưu trữ hồ sơ.
Như vậy, thực hiện giải thể trạm quan trắc như sau:
- Xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp công trình quan trắc là giếng khoan thì thực hiện trám lấp theo quy định.
- Giải quyết các vấn đề liên quan khác theo quy định.
- Lập báo cáo giải thể và lưu trữ hồ sơ.
Hồ sơ giải thể trạm quan trắc bao gồm những gì? Mẫu báo cáo giải thể trạm quan trắc được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giải thể trạm quan trắc như sau:
Hồ sơ giải thể trạm quan trắc
1. Tờ trình của đơn vị được giao chủ trì thực hiện.
2. Báo cáo giải thể trạm quan trắc theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các văn bản có liên quan.
Như vậy, hồ sơ giải thể trạm quan trắc bao gồm:
- Tờ trình của đơn vị được giao chủ trì thực hiện.
- Báo cáo giải thể trạm quan trắc theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BTNMT.
- Các văn bản có liên quan.
>> Mẫu Báo cáo giải thể trạm quan trắc (Mẫu số 05): Tải về
Lưu ý: Thông tư 05/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ 01/7/2024.
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất là gì?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất như sau:
- Quyết định việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc nước dưới đất thuộc thẩm quyền quản lý.
- Thực hiện sắp xếp, bố trí tổ chức, cán bộ đối với các trường hợp giải thể trạm quan trắc theo quy định của pháp luật.
- Giao Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì thẩm định đối với kế hoạch, nhiệm vụ di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường; hướng dẫn việc thực hiện di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất trong phạm vi cả nước.
- Giao cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện:
+ Tổ chức quản lý, vận hành trạm quan trắc sau khi được di chuyển, thay đổi vị trí; định kỳ thực hiện rà soát hiện trạng vận hành mạng quan trắc; báo cáo Bộ kết quả rà soát và đề xuất danh mục các trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất phải di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể và các vấn đề đột xuất liên quan;
+ Trình Bộ Tài nguyên và Môi trường kế hoạch, nhiệm vụ di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất phù hợp với quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước;
+ Tổ chức thực hiện việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất theo quyết định phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Thực hiện việc trám lấp giếng quan trắc không sử dụng; đề xuất phương án sắp xếp, bố trí công tác cho cán bộ, viên chức tạm thời trong quá trình thực hiện quy trình theo quy định;
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất và các cơ quan liên quan trong việc bảo vệ, đảm bảo an toàn trạm quan trắc và trách nhiệm khác có liên quan.
Như vậy, trên đây là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất
Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị địa phương trong việc giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất ra sao?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 05/2024/TT-BTNMT, trách nhiệm các cơ quan, đơn vị địa phương trong việc giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước như sau:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh):
+ Quyết định việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc nước dưới đất thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Thực hiện sắp xếp, bố trí tổ chức, cán bộ đối với các trường hợp giải thể trạm quan trắc theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ Tổ chức quản lý, vận hành trạm quan trắc sau khi được di chuyển, thay đổi vị trí; định kỳ thực hiện rà soát hiện trạng vận hành mạng quan trắc; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả rà soát và đề xuất danh mục các trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất phải di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể và các vấn đề đột xuất liên quan;
+ Trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch, nhiệm vụ di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;
+ Tổ chức thực hiện việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất theo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Thực hiện việc trám lấp giếng quan trắc không sử dụng; đề xuất phương án sắp xếp, bố trí công tác cho cán bộ, viên chức tạm thời trong quá trình thực hiện quy trình theo quy định;
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất và các cơ quan liên quan trong việc bảo vệ, đảm bảo an toàn trạm quan trắc và trách nhiệm khác có liên quan.
Như vậy, trên đây là trách nhiệm các cơ quan, đơn vị địa phương trong việc giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất.
Lưu ý: Thông tư 05/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?