Từ 01/7/2024 lương viên chức giáo dục, y tế được tăng cao hơn mặt bằng chung khi cải cách tiền lương?
- Từ 01/7/2024 lương viên chức giáo dục, y tế được tăng cao hơn mặt bằng chung khi cải cách tiền lương?
- Lương giáo viên cao nhất vượt 12,2 triệu đồng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương đúng không?
- Bảng lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập trước và sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024?
Từ 01/7/2024 lương viên chức giáo dục, y tế được tăng cao hơn mặt bằng chung khi cải cách tiền lương?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch COVID-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.
Vì vậy, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sỹ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 dự kiến lương viên chức, nhất là lương viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung đối với lương của đội ngũ công chức và viên chức khác.
Lương giáo viên cao nhất vượt 12,2 triệu đồng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương đúng không?
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương thì giáo viên chức được xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của viên chức giáo viên được tính như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, chi tiết bảng lương giáo viên hiện nay áp dụng đến 30/6/2024 như sau:
(1) Lương giáo viên mầm non:
(2) Lương giáo viên tiểu học:
(3) Lương giáo viên THCS
(4) Lương giáo viên THPT
Theo đó, mức lương giáo viên cao nhất hiện nay là 12.204.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Mới đây, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%. Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.
Như vậy, dự kiến từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì tiền lương giáo viên sẽ tăng. Do đó, lương giáo viên dự kiến mức cao nhất sẽ vượt 12,2 triệu đồng.
Bảng lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập trước và sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024?
Bảng lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập trước khi cải cách tiền lương
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, quy định hệ số lương bác sĩ trong cơ sở y tế công lập.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Công thức tính lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập hiện nay như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở |
Như vậy bảng lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập gồm có
Hệ số lương | Đối tượng | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
Từ 6,20 đến 8,00 | Bác sĩ cao cấp | 11.160.000 đến 14.400.000 |
Từ 4,40 đến 6,78 | Bác sĩ chính | 7.920.000 đến 12.204.000 |
Từ 2,34 đến 4,98 | Bác sĩ | 4.212.000 đến 8.964.000 |
Bảng lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập sau khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024:
Theo như tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương của viên chức không giữ chức danh lãnh đạo khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập sẽ được xây dựng theo công thức như sau:
Lương bác sĩ = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có). |
Ngoài ra, tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có đưa ra nội dung cải cách tiền lương về xây dựng 02 bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Như vậy, sau cải cách tiền lương sẽ xây dựng 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
*Lưu ý: Tới thời điểm hiện tại vẫn chưa chính thức có bảng lương cụ thể của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?