Trường phổ thông dân tộc bán trú do cơ quan nào quản lý? Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú ra sao?
Trường phổ thông dân tộc bán trú do cơ quan nào quản lý?
Căn cứ Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 06/02/2023.
Việc phân cấp quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
Phân cấp quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Trường PTDTBT tiểu học, trường PTDTBT trung học cơ sở và trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập và Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với trường PTDTBT tiểu học, trường PTDTBT trung học cơ sở và trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở.
Theo quy định trên có thể thấy, trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm trường phổ thông bán trú tiểu học, trường phổ thông bán trú trung học cơ sở và trường phổ thông bán trú tiểu học và trung học cơ sở.
Những trường này do Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập và được quản lý trực tiếp bởi UBND huyện.
Trường phổ thông dân tộc bán trú do cơ quan nào quản lý? Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú ra sao? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú ra sao?
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Cơ cấu tổ chức của trường PTDTBT thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra, mỗi trường có thêm một Tổ quản lý học sinh bán trú để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
2. Tổ quản lý học sinh bán trú có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng. Tổ quản lý học sinh bán trú có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần để rà soát, triển khai nhiệm vụ của tổ và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Theo quy định trên thì trường phổ thông dân tộc bán trú được xây dựng cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông.
Đồng thời, trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ có thêm 01 Tổ quản lý học sinh bán trú để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú. Mỗi Tổ quản lý học sinh bán trú bao gồm: Tổ trưởng, Tổ phó (trong trường hợp có từ 07 thành viên trở lên) và các thành viên.
Trường phổ thông dân tộc bán trú có những hoạt động giáo dục nào?
Hoạt động giáo dục tại trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
Hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú
...
2. Hoạt động giáo dục
Trường PTDTBT thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các hoạt động giáo dục đặc thù sau:
a) Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; kỹ năng sống và bảo vệ môi trường;
b) Giáo dục lao động vệ sinh trường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh;
c) Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc;
d) Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Như vậy, trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông và 04 hoạt động giáo dục đặc thù sau:
- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; kỹ năng sống và bảo vệ môi trường;
- Giáo dục lao động vệ sinh trường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh;
- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc;
- Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 18 tháng 03 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?