Trường hợp người giám định, bị hại vắng mặt trong tố tụng hình sự có buộc phải hoãn phiên tòa hay không?
- Trong tố tụng hình sự trường hợp bị hại vắng mặt có buộc phải hoãn phiên tòa không?
- Trong tố tụng hình sự trường hợp người giám định vắng mặt có buộc phải hoãn phiên tòa không?
- Trong tố tụng hình sự cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa?
- Trong tố tụng hình sự việc ra quyết định hoãn phiên tòa có phải lập văn bản không?
Trong tố tụng hình sự trường hợp bị hại vắng mặt có buộc phải hoãn phiên tòa không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 292 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
1. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên trường hợp bị hại vắng mặt không buộc phải hoãn phiên tòa mà tùy trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trong tố tụng hình sự trường hợp người giám định vắng mặt có buộc phải hoãn phiên tòa không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 294 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản
1. Người giám định, người định giá tài sản tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Nếu người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Như vậy theo quy định trên trong tố tụng hình sự trường hợp người giám định vắng mặt thì không buộc phải hoãn phiên tòa mà tùy trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trường hợp người giám định, bị hại vắng mặt trong tố tụng hình sự có buộc phải hoãn phiên tòa hay không? (Hình từ Internet)
Trong tố tụng hình sự cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Hoãn phiên tòa
1. Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
2. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
3. Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
d) Vụ án được đưa ra xét xử;
đ) Lý do của việc hoãn phiên tòa;
e) Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
4. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy theo quy định trên quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Trong tố tụng hình sự việc ra quyết định hoãn phiên tòa có phải lập văn bản không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 299 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Việc ra bản án, quyết định của Tòa án
1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản.
3. Quyết định các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án không phải lập văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Như vậy theo quy định trên trong tố tụng hình sự việc ra quyết định hoãn phiên tòa phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?