Trường hợp nào được cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật năm 2024? Trình tự thủ tục cấp đổi, cấp lại được thực hiện thế nào?
Trường hợp nào được cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật?
Căn cứ theo tiểu mục 2.10 Mục 2 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-LĐTBXH 2024 quy định yêu cầu, điều kiện để được cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật như sau:
Cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật (Mã 1.001653)
2.10. Yêu cầu, điều kiện:
a) Cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật trong những trường hợp sau:
- Giấy xác nhận khuyết tật sai thông tin so với Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý khác;
- Giấy xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được.
b) Cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật trong trường hợp sau:
- Mất Giấy xác nhận khuyết tật.
Trường hợp cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật quy định tại điểm a (Trường hợp thay đổi dạng khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật) và điểm c (Người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên trừ trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng quy định tại điểm 1.1, 1.2, 1.5, 1.6, 1.7 Mục IV Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH) khoản 2 Điều 8 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH thì thực hiện theo thủ tục hành chính cấp xã (Mã TTHC 1.001699) về xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
Như vậy, các trường hợp được đề nghị cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật gồm:
- Trường hợp được cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật:
+ Giấy xác nhận khuyết tật sai thông tin so với Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý khác;
+ Giấy xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được.
- Trường hợp được cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật:
+ Mất Giấy xác nhận khuyết tật.
Trường hợp nào được cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật năm 2024? Trình tự thủ tục cấp đổi, cấp lại được thực hiện thế nào?
Trình tự thủ tục cấp đổi, cấp lại được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-LĐTBXH 2024 quy định trình tự thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện như sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
Bước 2: Sau 05 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật.
Như vậy, khi có nhu cầu đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã hình thức: trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua bưu chính công ích để được cấp đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật trong vòng 05 ngày làm việc từ ngày gửi hồ sơ.
Người khuyết tật được chia theo mấy mức độ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp trên.
Như vậy, hiện nay người khuyết tật được chia thành 3 nhóm theo mức độ khuyết tật.
Người khuyết tật có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật người khuyết tật 2010 quy định quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như sau:
- Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
+ Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
+ Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
+ Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
+ Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Hiện hành, nghĩa vụ công dân được quy định trong từng lĩnh vực theo quy định pháp luật. Điển hình nhất là theo Hiến pháp 2013 quy định công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
- Nghĩa vụ học tập (Điều 39);
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43);
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (khoản 1 Điều 45);
- Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (khoản 2 Điều 45);
- Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 46);
- Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 46);
- Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?