Trường Đại học Ngoại thương ở đâu? Địa chỉ các trụ sở của Trường Đại học Ngoại thương hiện nay?

Cho tôi hỏi: Trường Đại học Ngoại thương ở đâu? Địa chỉ các trụ sở của Trường Đại học Ngoại thương hiện nay? - Câu hỏi của anh B.Q (Ninh Thuận).

Trường Đại học Ngoại thương ở đâu?

Theo thông tin tại trang chủ Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục Đại học có danh tiếng và uy tín nhất Việt Nam, cũng là một trong số ít các trường Đại học ở Việt Nam có cơ sở đào tạo ở cả 2 miền Bắc, Nam.

Trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ sở Quảng Ninh. Nhà trường có gần 20.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và hơn 850 cán bộ, giảng viên, nhân viên.

Cụ thể:

(1) Trụ sở chính

Trường Đại học Ngoại thương trụ sở chính đặt tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Trụ sở Hà Nội là nơi đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế - kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán – kiểm toán, luật kinh tế và ngôn ngữ thương mại. Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, trường Đại học Ngoại thương trụ sở Hà Nội là môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên, học viên.

(2) Cơ sở II

Cơ sở II trường Đại học Ngoại Thương tại Tp Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Cơ sở II) đã được thành lập theo Quyết định 1485/GD-ĐT ngày 16/7/1993 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Cơ sở 2 TP.HCM được đặt tại số 15, đường D5, phường 25. Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Cơ sở 2 đã không ngừng hoàn thiện và phát triển cả về lượng và chất, trở thành một trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh cho khu vực phía Nam.

(3) Cơ sở Quảng Ninh

Cơ sở Quảng Ninh nằm ở trung tâm Thành phố Uông Bí tại địa chỉ số 260 đường Bạch Đằng, phường Nam Khê, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Được thành lập năm 2009, cơ sở Quảng Ninh có nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc.

Trường Đại học Ngoại thương ở đâu? Địa chỉ các trụ sở của Trường Đại học Ngoại thương hiện nay?

Trường Đại học Ngoại thương ở đâu? Địa chỉ các trụ sở của Trường Đại học Ngoại thương hiện nay? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức trường đại học hiện nay được quy định thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:

Cơ cấu tổ chức của trường đại học
1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
b) Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học

Như vậy, hiện nay, cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:

- Hội đồng trường;

- Hiệu trưởng trường đại học; phó hiệu trưởng trường đại học;

- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);

- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;

- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.

Nhà nước có những chính sách gì trong phát triển giáo dục đại học?

Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:

Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
1. Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
2. Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
3. Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
5. Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.
6. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
7. Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
8. Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
9. Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.

Như vậy, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Trường đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một Đại học có thể gồm nhiều Trường Đại học thành viên đúng không? Trong cơ cấu tổ chức của Đại học có chức danh hiệu trưởng không?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm Trưởng khoa trường Đại học như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đào tạo những ngành nào năm 2024? Phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Luật TPHCM ra sao?
Pháp luật
Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế có tư cách pháp nhân không? Các hệ đào tạo của trường này?
Pháp luật
Học phí trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ năm học 2023 – 2024 như thế nào?
Pháp luật
09 Trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội? Trách nhiệm của các Trường thành viên trong hoạt động đào tạo?
Pháp luật
Học phí trường Đại học Kinh tế Luật khóa tuyển sinh 2024 dự kiến thế nào? Điểm nổi bật mới trong chương trình đào tạo mới của trường là gì?
Pháp luật
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có được tự chủ quy định lệ phí tuyển sinh hay không?
Pháp luật
Học hai trường đại học một lúc là gì? Những ưu điểm và hạn chế khi học học hai trường đại học một lúc bạn nên cân nhắc?
Pháp luật
Trường sĩ quan lục quân 2 Đại học Nguyễn Huệ có những phần thưởng cao quý nào? Trường Đại học Nguyễn Huệ có phải là cơ sở giáo dục đại học công lập không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường đại học
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,329 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào