Trưởng ban Kinh tế Trung ương là ai? Ban Kinh tế Trung ương có chức năng và nhiệm vụ như thế nào?
Trưởng ban Kinh tế Trung ương là ai?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018 quy định về chế độ làm việc của ban Kinh tế Trung ương, trong đó có Trưởng ban Kinh tế Trung ương như sau:
Chế độ làm việc
- Ban Kinh tế Trung ương làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hoạt động của Ban và tổ chức, điều hành công việc của Ban.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, Ban Kinh tế Trung ương xây dựng quy chế làm việc, các quy trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Ban Kinh tế Trung ương được cử cán bộ dự các cuộc họp của các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt thuộc phạm vi được phân công khi bàn về triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Như vậy, ban Kinh tế Trung ương làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng ban Kinh tế Trung ương là người chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hoạt động của Ban và tổ chức, điều hành công việc của Ban.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương là ai? Ban Kinh tế Trung ương có chức năng và nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ internet)
Ban Kinh tế Trung ương có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018, quy định Ban Kinh tế Trung ương có chức năng như sau:
Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội.
Ban Kinh tế Trung ương có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018, quy định Ban Kinh tế Trung ương có nhiệm vụ như sau:
(1) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng đường lối, chủ trương, nghị quyết đại hội, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, các vấn đề xã hội gắn với kinh tế theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo thẩm quyền.
- Nghiên cứu, đề xuất chương trình, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội.
- Tham gia với các cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu thể chế hóa các chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp, mới nảy sinh mang tầm chiến lược về kinh tế - xã hội, việc thí điểm, tổng kết một số chủ trương, mô hình mới trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo thẩm quyền.
(2) Thẩm định
- Chủ trì thẩm định các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội mang tầm chiến lược hoặc có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự, an toàn xã hội.
- Tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án về kinh tế - xã hội trước khi các cơ quan chủ đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
(3) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế - xã hội đối với các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
- Giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm tình hình, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội; báo cáo, đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét xử lý đối với những vi phạm trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội; tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc chủ trì khi được giao.
(4) Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thuộc khối kinh tế - xã hội theo phân công, phân cấp.
(5) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích mẫu 04-LĐTL: Mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ và người lao động là gì? Hướng dẫn ghi sao cho hợp lệ? Tải về?
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Phương tiện vận tải có là đối tượng chịu sự giám sát hải quan? Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải?
- Nhà đầu tư chiến lược là gì? Nhà đầu tư chiến lược được chuyển nhượng trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ khi nào?
- Bài viết tri ân thầy cô 20 11 ngắn gọn? Những dòng cảm xúc về thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?