Trụ sở tiếp công dân UBND TP Hà Nội ở đâu? Thời gian tiếp công dân của UBND TP Hà Nội là khi nào?

Cho tôi hỏi: Trụ sở tiếp công dân UBND TP Hà Nội ở đâu? Thời gian tiếp công dân của UBND TP Hà Nội là khi nào? - Câu hỏi của chị B.G (Hoàn Kiếm)

Trụ sở tiếp công dân UBND TP Hà Nội ở đâu?

Căn cứ Quyết định 12/QĐ-UBND năm 2019 của UBND TP Hà Nội về Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố Hà Nội.

Tại tiểu mục 1 Mục I Nội quy ban hành kèm theo Quyết định 12/QĐ-UBND năm 2019 có nêu địa điểm tiếp công dân như sau:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố tại số 34 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm và số 20 Hoàng Diệu, quận Hà Đông (gọi tắt là Trụ sở Tiếp công dân) có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Như vậy, hiện nay, trụ sở tiếp công dân của UBND TP Hà Nội là tại các địa điểm:

- Số 34 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Số 20 Hoàng Diệu, quận Hà Đông, Hà Nội.

Trụ sở tiếp công dân UBND TP Hà Nội ở đâu? Thời gian tiếp công dân của UBND TP Hà Nội là khi nào?

Trụ sở tiếp công dân UBND TP Hà Nội ở đâu? Thời gian tiếp công dân của UBND TP Hà Nội là khi nào? (Hình từ Internet)

Thời gian tiếp công dân của UBND TP Hà Nội là khi nào?

Theo tiểu mục 2 Mục I Nội quy ban hành kèm theo Quyết định 12/QĐ-UBND năm 2019, thời gian tiếp công dân của UBND TP Hà Nội như sau:

- Tiếp công dân thường xuyên từ thứ 2 đến thứ 5 hằng tuần:

+ Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút.

+ Chiều từ: 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

- Ngày thứ 6, tổ chức phục vụ tiếp công dân của Đại biểu Quốc hội và tiếp công dân về vụ việc cụ thể theo kế hoạch.

- Tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ Ba của tuần thứ 3 hằng tháng (nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì Ban Tiếp công dân Thành phố sẽ có thông báo thay đổi thời gian cụ thể).

+ Sáng từ: 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

+ Chiều từ: 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

- Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố được niêm yết tại Trụ sở Tiếp công dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng trên cổng thông tin điện tử Thành phố.

- Lịch tiếp công dân của các cơ quan tham gia tiếp công dân niêm yết tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố theo quy định.

Công dân khi đến Trụ sở tiếp công dân của UBND TP Hà Nội cần lưu ý những gì?

Căn cứ Mục II Nội quy ban hành kèm theo Quyết định 12/QĐ-UBND năm 2019 như sau:

ĐỐI VỚI CÔNG DÂN
1. Xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền như: Giấy Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ.
3. Công dân đến được tiếp theo thứ tự, phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
4. Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự trong Trụ sở Tiếp công dân hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản trở cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân.
5. Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với cán bộ tiếp công dân.
6; Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
7. Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân.
8. Giữ gìn vệ sinh, trật tự, đảm bảo mỹ quan trước và trong khuôn viên Trụ sở Tiếp công dân. Không di chuyển hoặc làm hư hỏng tài sản của Trụ sở Tiếp công dân.
9. Hết giờ làm việc, công dân không được lưu lại Trụ sở Tiếp công dân dưới bất kỳ hình thức nào.
10. Các tổ chức, cá nhân đến Trụ sở Tiếp công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm túc Nội quy này.

Như vậy, công dân khi đến Trụ sở tiếp công dân của UBND TP Hà Nội cần lưu ý những nội dung nêu trên.

Ngoài ra:

- Nghiêm cấm công dân mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy, nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào Trụ sở Tiếp công dân.

- Nghiêm cấm mọi hành vi gây rối an ninh, trật tự tại Trụ sở Tiếp công dân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ hoặc cản trở, gây phiền hà cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Tiếp công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động tiếp công dân có diễn ra ở cấp xã không có thành lập Ban tiếp công dân hay không hay được tổ chức hình thức nào khác?
Pháp luật
Ban Tiếp công dân trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân?
Pháp luật
Thông tư 14/2024 về tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân trong cơ quan công đoàn? Mức chi bồi dưỡng?
Pháp luật
Mẫu Sổ tiếp công dân theo Thông tư 04? Tải về Mẫu số 03 Sổ tiếp công dân mới nhất? Mục đích của việc tiếp công dân?
Pháp luật
Ban Tiếp công dân trung ương thuộc cơ quan nào? Ban Tiếp công dân trung ương làm việc theo chế độ gì?
Pháp luật
Người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp công dân có hành vi xúc phạm người tiếp công dân hay không?
Pháp luật
Ai là người trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân? Ban tiếp công dân cấp huyện do cơ quan nào thành lập để trực tiếp quản lý trụ sở tiếp công dân cấp huyện?
Pháp luật
Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân như thế nào theo Thông tư 07 2024?
Pháp luật
Trong hoạt động tổ chức công tác tiếp công dân khi thực hiện pháp luật về tiếp công dân như thế nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân mấy lần trong tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp công dân
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
10,168 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiếp công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào