Trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tại tỉnh Khánh Hòa được quy định thế nào?
Trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tại tỉnh Khánh Hòa thế nào?
Theo Điều 2 Quyết định 20/2022/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung như sau:
Theo quy định thí điểm phân cấp tại Điều 1 của Quyết định này, quy định tại khoản 12 Điều 28 và khoản 10 Điều 29 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 (Luật số 35/2018/QH14), Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo tổ chức việc thực hiện các bước sau:
- Lập báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung.
- Tổ chức lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung.
- Tổ chức thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung.
- Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
- Cập nhật, công bố nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung theo quy định.
- Báo cáo kết quả thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung theo hình thức gửi Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tại tỉnh Khánh Hòa được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quyết định 20/2022/QĐ-TTg quy định về lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung như sau:
Lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung
1. Hồ sơ, nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tuân thủ theo Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, các Nghị định và Thông tư quy định, hướng dẫn hiện hành.
2. Thành phần hồ sơ bao gồm báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung, bản vẽ, các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan và dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung.
3. Báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung cần phải nêu rõ:
a) Lý do, sự cần thiết, các nguyên nhân dẫn đến việc phải điều chỉnh quy hoạch chung (khu chức năng, đô thị) và chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 10 Điều 28 Luật số 35/2018/QH14 (đối với điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng), khoản 8 Điều 29 Luật số 35/2018/QH14 (đối với điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị).
b) Xác định phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh, các chỉ tiêu quy hoạch về: sử dụng đất; tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan; mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội dựa trên cơ sở: phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có; yêu cầu phát triển; các yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực dự kiến điều chỉnh.
c) Phân tích, đánh giá các nội dung dự kiến điều chỉnh cục bộ bảo đảm: không làm thay đổi tính chất, chức năng, quy mô, ranh giới, định hướng phát triển chung của khu chức năng, của đô thị; không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực dự kiến điều chỉnh quy hoạch; tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung hiện có.
d) Phân tích, đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh cục bộ; đề xuất biện pháp khắc phục các vấn đề mới nảy sinh do điều chỉnh cục bộ quy hoạch; kế hoạch về lộ trình, tiến độ thực hiện theo điều chỉnh quy hoạch cục bộ quy hoạch chung sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt.
Như vậy, thành phần hồ sơ bao gồm báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung, bản vẽ, các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan và dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung.
Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) được thực hiện bằng hình thức nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Quyết định 20/2022/QĐ-TTg, lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung được quy định như sau:
Lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung
...
3. Hình thức, thời gian lấy ý kiến:
a) Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) được thực hiện bằng một số hình thức sau: gửi hồ sơ, tài liệu trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp.
b) Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
c) Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Xây dựng năm 2014; điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009.
Như vậy, theo quy định, việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) được thực hiện bằng một số hình thức sau: Gửi hồ sơ, tài liệu trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?