Trình tự phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất diễn ra như thế nào?

Cho tôi hỏi: Trình tự phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất diễn ra như thế nào? Câu hỏi của anh Hưng Hà đến từ Nam Định.

Trình tự phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất diễn ra như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất
1. Căn cứ Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu và lập danh sách các công trình khai thác hiện có thuộc các vùng, khu vực hạn chế đã được công bố; lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là Phương án) theo quy định của Nghị định này.
2. Phương án phải được xây dựng cụ thể cho từng khu vực, từng vùng hạn chế và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách các công trình khai thác hiện có (đã có giấy phép, không có giấy phép) thuộc từng khu vực, từng vùng;
b) Biện pháp hạn chế khai thác cụ thể đối với từng công trình;
c) Kế hoạch, lộ trình thực hiện từng biện pháp hạn chế khai thác đối với từng công trình.
3. Trình tự phê duyệt Phương án:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Phương án để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước trong Phương án. Trường hợp, Phương án có công trình khai thác nước dưới đất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thì còn phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để cho ý kiến về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện;
b) Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
c) Căn cứ ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản này, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, hoàn chỉnh Phương án trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc cấp nước, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
4. Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo tới các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời gửi Phương án tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thực hiện.

Như vậy theo quy định trên trình tự phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất diễn ra như sau:

- Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Phương án để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước trong Phương án. Trường hợp, Phương án có công trình khai thác nước dưới đất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thì còn phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để cho ý kiến về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện;

- Bước 2: Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu trên có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;

- Bước 3: Căn cứ ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu trên Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, hoàn chỉnh Phương án trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy định của Nghị định 167/2018/NĐ-CP, các quy định khác của pháp luật có liên quan, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc cấp nước, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

Trình tự phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất diễn ra như thế nào?

Trình tự phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất diễn ra như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất như sau:

- Thứ nhất, bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có) trong trường hợp bị thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.

- Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế khai thác được áp dụng cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực hạn chế và thứ tự thực hiện đối với từng đối tượng, trường hợp theo quy định của Nghị định này. Không áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất khác với các biện pháp quy định tại Nghị định 167/2018/NĐ-CP.

- Thứ ba, ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai.

- Thứ tư, thực hiện theo phương án, lộ trình phù hợp được phê duyệt, đảm bảo không gây gián đoạn việc cấp nước.

Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được phân loại như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Phân loại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
1. Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là vùng hạn chế) được phân loại bao gồm các vùng sau đây:
a) Vùng hạn chế 1;
b) Vùng hạn chế 2;
c) Vùng hạn chế 3;
d) Vùng hạn chế 4;
đ) Vùng hạn chế hỗn hợp.
2. Mỗi vùng hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước và được quy định như sau:
a) Vùng hạn chế 1, bao gồm các khu vực quy định tại các điểm c, điểm d khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Vùng hạn chế 2, bao gồm các khu vực quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
c) Vùng hạn chế 3, bao gồm các khu vực quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;
d) Vùng hạn chế 4, bao gồm các khu vực quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
đ) Trường hợp có các khu vực hạn chế thuộc vùng hạn chế quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản này bị chồng lấn nhau thì phần diện tích chồng lấn được xếp vào Vùng hạn chế hỗn hợp.

Như vậy theo quy định trên Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được phân loại thành 05 nhóm sau đây:

- Vùng hạn chế 1.

- Vùng hạn chế 2.

- Vùng hạn chế 3.

- Vùng hạn chế 4.

- Vùng hạn chế hỗn hợp.hạn chế khai thác

Khai thác nước dưới đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các biện pháp hạn chế việc khai thác nước dưới đất? Nguyên tắc thực hiện các biện pháp hạn chế việc khai thác nước dưới đất ra sao?
Pháp luật
Hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt của mình có phải thực hiện kê khai không?
Pháp luật
Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất có tỷ lệ bao nhiêu? Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được phân loại thế nào?
Pháp luật
Biện pháp cấm khai thác nước dưới đất gồm những gì? Biện pháp cấm khai thác nước dưới đất được áp dụng với đối tượng nào?
Pháp luật
Tổ chức khai thác nước dưới đất có phải thực hiện việc trám lấp giếng bị hỏng, không còn sử dụng không?
Pháp luật
Khoanh định vùng cấm vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thực hiện với khu vực nào? Thẩm quyền thực hiện khoanh định?
Pháp luật
Ngưỡng khai thác nước dưới đất được xác định căn cứ vào điều gì? Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước là bao nhiêu?
Pháp luật
Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất 2024 ra sao? Hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác nước dưới đất
717 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác nước dưới đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác nước dưới đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào