Trình tự nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện thế nào?
- Phân công tổ chức thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước như thế nào?
- Trình tự thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước như thế nào?
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?
Phân công tổ chức thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định việc phân công tổ chức thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước như sau:
- Cơ quan giao kế hoạch, dự toán:
+ Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch, dự toán đối với công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa quốc gia.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch, dự toán đối với công tác nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa địa phương.
- Đối với công tác nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải công cộng: Bộ Giao thông vận tải thực hiện thẩm quyền người quyết định đầu tư; Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thẩm quyền của chủ đầu tư và một số nhiệm vụ của người quyết định đầu tư. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải được giao thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầu tư theo hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích nạo vét duy tu luồng hàng hải ký kết với Cục Hàng hải Việt Nam.
- Đối với công tác nạo vét duy tu các tuyến luồng đường thủy nội địa quốc gia: Bộ Giao thông vận tải thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện thẩm quyền của chủ đầu tư và một số nhiệm vụ của người quyết định đầu tư.
- Đối với công tác nạo vét duy tu các luồng đường thủy nội địa địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, Sở Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư.
Trình tự thực hiện nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch nạo vét duy tu.
Bước 2: Giao dự toán chi ngân sách nhà nước.
Bước 3: Thủ tục về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Bước 4: Lập thiết kế, dự toán công trình.
Bước 5: Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Bước 6: Bàn giao mặt bằng, tổ chức thi công công trình và kiểm tra giám sát.
Bước 7: Nghiệm thu công trình.
Bước 8: Thanh toán, quyết toán công trình.
Trình tự nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước như sau:
- Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải được giao lựa chọn và ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn môi trường, tư vấn thẩm tra; tổ chức lập, thẩm tra và trình Cục Hàng hải Việt Nam thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình, dự toán kinh phí bảo vệ môi trường, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng, đề cương giám sát, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát nghiệm thu công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng.
- Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình, dự toán kinh phí bảo vệ môi trường, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng, đề cương giám sát, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát nghiệm thu công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng.
- Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực được giao: Tổ chức lập, thẩm tra để trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thẩm định, phê duyệt: thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình, dự toán kinh phí bảo vệ môi trường, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng, đề cương giám sát, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát nghiệm thu công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa quốc gia;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?