Trình tự bầu Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào? Miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Trình tự bầu Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định về việc bầu Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như sau:
- Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ
- Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Thủ tướng Chính phủ, người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
- Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
- Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ
- Quốc hội thảo luận.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thuý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
- Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ.
Trình tự bầu Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào? Miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định khi miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy trình như sau:
- Chủ tịch nước trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
- Đại diện cơ quan hoặc người có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, người được đề nghị miễn nhiệm, người bị đề nghị bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến;
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
- Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức bằng hình thức bỏ phiếu kín;
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức;
- Quốc hội thảo luận;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Hiến pháp 2013 có quy định Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm, quyền hạn như sau:
- Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết 71/2022/QH15 có hiệu lực ngày 15/03/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?