Triển khai xử lý trực tuyến toàn bộ hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa theo định hướng mới có đúng không?
Mục tiêu phát triển lĩnh vực Chính phủ số và Chuyển đổi số quốc gia được xác định thế nào?
Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023, mục tiêu phát triển lĩnh vực Chính phủ số và Chuyển đổi số quốc gia được xác định như sau:
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Trong đó, trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân; đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật về dữ liệu số; khai mở giá trị mới, tạo ra không gian phát triển đối với tăng trưởng kinh tế - xã hội.
- Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện TTHC; Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.
- Phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cổng Dịch vụ công quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; mở dữ liệu kết nối để chia sẻ; tạo ra dữ liệu và khai thác dữ liệu để khai phá giá trị mới là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số;
- Thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, giúp người dân thụ hưởng trực tiếp lợi ích, để “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.
Xử lý trực tuyến 100% đối với hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa theo định hướng mới có đúng không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa được xử lý trực tuyến 100% trong năm 2023 theo định hướng mới có đúng không?
Căn cứ khoản 2.3.1 tiểu mục 2.3 Mục 2 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023, việc xử lý trực tuyến 100% đối với hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 đối với lĩnh vực Chính phủ số và Chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, 50% hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa được thực hiện trực tuyến.
Bên cạnh việc xử lý hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa, Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023 cũng đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm khác đối với lĩnh vực Chính phủ số và Chuyển đổi số quốc gia như sau:
- Triển khai các giải pháp để hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc, thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước theo hướng toàn trình quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP.
- Phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); Nền tảng giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số, Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân (VNFORM) và một số hệ thống thông tin, nền tảng số quan trọng khác; Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC).
- Tổ chức triển khai hoạt động Cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số để dẫn dắt, điều phối hoạt động chuyển đổi số trên quy mô quốc gia.
- Hỗ trợ, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phát triển các nền tảng số.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà - MOOCs (Nền tảng OneTouch).
- Hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội.
- Đôn đốc, tổ chức triển khai các chương trình, chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại bộ, ngành, địa phương.
- Thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp quốc gia và cấp bộ, tỉnh.
Định hướng phát triển giai đoạn 2024-2025 của lĩnh vực Chính phủ số và Chuyển đổi số quốc gia ra sao?
Định hướng phát triển giai đoạn 2024-2025 của lĩnh vực Chính phủ số và Chuyển đổi số quốc gia được nêu tại khoản 2.3.2 tiểu mục 2.3 Mục 2 Chỉ thị 01/CT-BTTTT năm 2023 với những nội dung sau:
- Đến năm 2025: Xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử của Việt Nam vào top 50; Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 80%; Số lượng giao dịch qua Nền tảng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt 860 triệu giao dịch; tỷ lệ cung cấp dữ liệu mở của CQNN đạt 100%.
- Triển khai các giải pháp để nâng cao xếp hạng Chính phủ điện tử Việt Nam.
- Tổ chức thúc đẩy tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc.
- Phát triển các nền tảng số quy mô quốc gia.
- Hoàn thiện mô trường pháp lý cho chuyển đổi số, phát triển chính phủ số.
- Thực hiện tham mưu điều phối trong triển khai chuyển đổi số quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?