Triển khai xây dựng và phê duyệt Đề án/Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025?
- Hướng dẫn xây dựng Đề án/Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025?
- Hướng dẫn thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025?
- Mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Hướng dẫn xây dựng Đề án/Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Phụ lục hướng dẫn thực hiện nội dung ban hành kèm theo Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 như sau:
Xây dựng và phê duyệt Đề án/Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện, gồm các hoạt động sau:
- Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng phát sinh, thực trạng tình hình thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải trên địa bàn;
- Dự báo khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và đề xuất phương án kỹ thuật phù hợp để phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải sinh hoạt;
- Xây dựng phương án thực hiện việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt (bao gồm xác các hoạt động cần phân bổ kinh phí, hạng mục công trình cần đầu tư; trang thiết bị, hóa chất, nhân lực cần thiết để thực hiện).
- Xác định lộ trình thực hiện, phân công trách nhiệm; trình phê duyệt để tổ chức thực hiện. Chú trọng xác định vai trò, trách nhiệm để huy động sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức đoàn thể và người dân đối với công tác vệ sinh môi trường, phân loại, thu gom và xử lý chất thải khu vực nông thôn.
Hướng dẫn thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Phụ lục hướng dẫn thực hiện nội dung ban hành kèm theo Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 như sau:
Triển khai thực hiện Đề án/Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện:
- Xây dựng quy định chi tiết về quản lý chất thải hộ gia đình và cá nhân; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; quy định hình thức và mức kinh phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải12 phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương.
- Đầu tư các hạng mục công trình nhằm thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải, bao gồm hạ tầng các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp; đầu tư các phương tiện, trang thiết bị lưu chứa rác tại khu vực công cộng đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ quan;
- Xây dựng quy định, quy chế và giao trách nhiệm tổ chức mạng lưới thu gom triệt để và hiệu quả; hình thành và hoàn thiện các phương thức thu gom phù hợp với đặc thù của từng địa phương;
- Xây dựng mô hình và triển khai nhân rộng hoạt động phân loại, tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải tại nguồn phát sinh (theo các cấp từ hộ gia đình, cụm dân cư, xã, huyện…);
- Đầu tư xây dựng mô hình/khu xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện hoặc liên huyện, áp dụng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Áp dụng hoặc xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích và huy động mọi nguồn vốn của cộng đồng, xã hội vào quản lý chất thải rắn; thực hiện ưu đãi đầu tư để đẩy mạnh tư nhân hóa trong quản lý chất thải rắn ở các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý; cộng đồng là chủ thể thực hiện công tác quản lý chất thải rắn; doanh nghiệp (tổ chức) tham gia quản lý chất thải rắn thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng, chịu sự giám sát của cộng đồng và kiểm tra của Nhà nước;
- Tổ chức và bố trí kinh phí duy trì thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường thông qua thực hiện nhiệm vụ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tổ chức hỗ trợ hoạt động cộng đồng tham gia công tác vệ sinh môi trường.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện như trên.
Triển khai xây dựng và phê duyệt Đề án/Kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)
Mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Phần I Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
"I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
...
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
a) Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (miền núi phía Bắc: 60%, Đồng bằng sông Hồng: 100%, Bắc Trung Bộ: 87%, Nam Trung Bộ: 80%, Tây Nguyên: 68%; Đông Nam Bộ: 95%, Đồng bằng sông Cửu Long: 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới), trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020;
b) Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (miền núi phía Bắc: 30%; Đồng bằng sông Hồng: 90%; Bắc Trung Bộ: 45%; Nam Trung Bộ: 35%; Tây Nguyên: 30%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 35% số đơn vị), trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
c) Phấn đấu cả nước có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (miền núi phía Bắc phấn đấu có 01 tỉnh, Đồng bằng sông Hồng: 10 tỉnh, Bắc Trung Bộ: 01 tỉnh, Nam Trung Bộ: 01 tỉnh, Tây Nguyên phấn đấu có 01 tỉnh; Đông Nam Bộ: 04 tỉnh, Đồng bằng sông Cửu Long: 03 tỉnh);
d) Phấn đấu 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định."
Như vậy, mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?