Trang phục hải quân Việt Nam đối với trang phục dự lễ hai hàng cúc của sĩ quan Hải quân ra sao?
Trang phục hải quân Việt Nam đối với trang phục dự lễ hai hàng cúc của sĩ quan Hải quân ra sao?
Tại Điều 11 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về trang phục hải quân Việt Nam đối với trang phục dự lễ hai hàng cúc của sĩ quan Hải quân
Cụ thể, trang phục hải quân Việt Nam đối với trang phục dự lễ hai hàng cúc của sĩ quan Hải quân như sau:
* Mũ kêpi
- Kiểu mẫu, mầu sắc thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 822016/NĐ-CP, riêng mùa hè đỉnh mũ mầu trắng, thành mũ mầu tím than.
* Quần, áo khoác
- Kiểu mẫu
+ Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V. Phía dưới thân trước có 02 túi bổ chìm, nắp túi có sòi nhọn cài cúc. Nẹp áo cài 02 hàng cúc, mỗi hàng 03 cúc. Trên bác tay có các đường viền mầu vàng thể hiện cấp bậc. Mùa đông có lót thân và tay; mùa hè không có lót thân và tay.
+ Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa fecmơtuya.
- Màu sắc: Mùa hè mầu trắng, mùa đông mầu tím than.
* Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, mầu trắng.
* Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng mầu áo khoác mùa đông.
* Dây lưng:
- Cốt dây bằng da, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc may ốp hai lớp da; cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn. Khóa dây lưng bằng kim loại mầu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn. Mùa đông mầu đen, mùa hè mầu trắng.
* Giầy da:
- Chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc kiểu giầy mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây. Mùa hè mầu trắng, mùa đông mầu đen.
* Bít tất:
- Kiểu dệt ống, cùng mầu với quần.
Trang phục hải quân Việt Nam đối với trang phục dự lễ hai hàng cúc của sĩ quan Hải quân ra sao? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan Hải quân được quy định như thế nào?
Tại Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về nghĩa vụ của sĩ quan như sau:
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
- Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia.
- Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội.
- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Tại Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định trách nhiệm của sĩ quan quân đội như sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân được quy định như thế nào?
Theo Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan như sau:
- Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
+ Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân.
+ Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Như vậy, Chủ tịch nước có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?