Trạm y tế có trách nhiệm cấp giấy báo tử, kiểm thảo tử vong khi người bệnh mất tại cơ sở hay không?
Trạm y tế có trách nhiệm cấp giấy báo tử, kiểm thảo tử vong khi người bệnh mất tại cơ sở hay không?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, quy định về các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định trên, trạm y tế được xem là một trong những cơ khám bệnh, chữa bệnh và được thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 73 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, quy định về việc xử lý trường hợp tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
Xử lý trường hợp tử vong
....
2. Việc xử lý trường hợp tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp giấy báo tử; tiến hành kiểm thảo tử vong; hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ bệnh án của người bệnh tử vong; lấy và lưu trữ mẫu của thi thể để phục vụ việc xác định nhân thân người bệnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; thông báo cho thân nhân của người bệnh để tổ chức mai táng;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trong vòng 24 giờ kể từ khi người bệnh tử vong đối với trường hợp người bệnh tử vong mà không có người nhận hoặc từ chối tiếp nhận.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm tiếp nhận thi thể và tổ chức mai táng trong thời gian chậm nhất là 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản này.
Như vậy theo quy định trên, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp này là trạm y tế có trách nhiệm cấp giấy báo tử và tiến hành kiểm thảo tử vong khi người bệnh mất tại cơ sở. Bên cạnh đó, trạm y tế còn có nghĩa vụ hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ bệnh án của người bệnh tử vong; lấy và lưu trữ mẫu của thi thể để phục vụ việc xác định nhân thân người bệnh đối với trường hợp người bệnh tử vong mà không có người nhận hoặc từ chối tiếp nhận; hoặc thông báo cho thân nhân của người bệnh để tổ chức mai táng.
Trạm y tế có trách nhiệm cấp giấy báo tử, kiểm thảo tử vong khi người bệnh mất tại cơ sở hay không? (Hình ảnh từ Internet)
Những trường hợp nào người lao động được hưởng bảo hiểm y tế?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về người lao động được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau:
Quyền của người lao động
…
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
…
Như vậy theo quy định trên, người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm y tế khi đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu; người lao động đang trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con; người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; hoặc đang hưởng trợ cấp ốm đau thuộc danh mục bệnh cần chữa kéo dài của Bộ Y tế.
Người lao động bắt buộc phải tham gia vào những loại bảo hiểm nào?
Căn cứ theo Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy theo quy định trên, người lao động và cả người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ trả lương cho người lao động nếu không có thỏa thuận nào trong hợp đồng lao động về việc này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?
- Điều kiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2? Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 2?
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?