Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán trưởng Bộ Quốc phòng theo quy định mới nhất như thế nào?
Trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán Bộ Quốc phòng là gì?
Căn cứ Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022, quy định trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán Bộ Quốc phòng như sau:
- Trách nhiệm:
+ Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
+ Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán nội bộ.
+ Đưa ra các kết luận và kết quả kiểm toán nội bộ một cách độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán nội bộ được giao thực hiện.
+ Lưu trữ các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và kết quả kiểm toán nội bộ.
+ Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
+ Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ theo quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTC.
+ Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
- Quyền hạn:
+ Độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về hoạt động được kiểm toán.
+ Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến hoạt động được kiểm toán.
+ Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán nội bộ trong phạm vi được phân công.
+ Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán trưởng Bộ Quốc phòng
Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán trưởng Bộ Quốc phòng là gì?
Theo Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022, quy định trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán trưởng Bộ Quốc phòng như sau:
- Trách nhiệm:
+ Quản lý, điều hành Kiểm toán Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
+ Thường xuyên đánh giá về trình độ, năng lực chuyên môn của người làm công tác kiểm toán; đảm bảo người làm công tác kiểm toán được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan của hoạt động kiểm toán nội bộ. Hằng năm, phải xác nhận tính độc lập và khách quan của Kiểm toán Bộ Quốc phòng, tổng hợp nội dung vào báo cáo kết quả của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ.
+ Báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Có ý kiến khi có đề nghị tham vấn của người phụ trách kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán nội bộ do Kiểm toán Bộ Quốc phòng thực hiện,
+ Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
+ Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
- Quyền hạn:
+ Đề xuất với cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ.
+ Được đề nghị trung tập người ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; đề xuất thuế chuyên gia tư vấn tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết với điều kiện đảm bảo tính độc lập.
+ Dự các cuộc họp theo quy định của Bộ Quốc phòng.
+ Khi thực hiện kiểm toán nội bộ có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị.
+ Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến hoạt động được kiểm toán.
+ Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán nội bộ.
+ Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
Tính độc lập và khách quan của Kiểm toán Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP ngày 08/05/2022, tính độc lập và khách quan của Kiểm toán Bộ Quốc phòng quy định như sau:
- Kiểm toán Bộ Quốc phòng không bị can thiệp bởi bất kỳ yếu tố nào trong tổ chức kiểm toán nội bộ, bao gồm các vấn đề về lựa chọn đối tượng, phạm vi, thủ tục, tần suất, thời gian kiểm toán nội bộ và nội dung báo cáo để duy trì tính độc lập cần thiết.
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này; Kiểm toán Bộ Quốc phòng phải có biện pháp theo dõi, quản lý để đảm bảo tính khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và xung đột lợi ích của người làm công tác kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Trường hợp tính độc lập và khách quan của Kiểm toán Bộ Quốc phòng bị ảnh hưởng hoặc có thể sẽ bị ảnh hưởng, Kiểm toán trưởng phải báo cáo với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy Kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng có tính độc lập và khách quan, không bị can thiệp bởi bất kỳ yếu tố nào trong tổ chức kiểm toán nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?