Trách nhiệm kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ hoạt động của tàu bay được quy định ra sao?
Người khai thác tàu bay bao gồm những ai theo quy định pháp luật?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Hàng không dân dụng 2006 về người khai thác tàu bay
Người khai thác tàu bay
1. Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay.
2. Người khai thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
Người khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại.
Theo đó, người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay.
- Người khai thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
Đồng thời, đối với người khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại.
Cụ thể, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006:
- Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay phù hợp;
- Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
- Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp với tính chất và quy mô khai thác;
- Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
- Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.
Trách nhiệm kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ hoạt động của tàu bay được quy định ra sao?
Công tác bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay được quy định như thế nào?
Công tác bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay được quy định tại Điều 5 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT như sau:
Bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay
Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay.
2. Sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, trách nhiệm của người khai thác tàu bay trong công tác bảo vệ môi trường như sau:
- Tổ chức thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay.
- Sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
Trách nhiệm kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ hoạt động của tàu bay được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT về nội dung này như sau:
Kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ hoạt động của tàu bay
1. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:
a) Áp dụng các giải pháp công nghệ trong khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ tàu bay;
b) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay tối ưu thời gian khởi hành, thời gian cất cánh nhằm giảm thiểu thời gian tàu bay nổ máy chờ trên bãi đỗ, đường lăn, đường cất hạ cánh;
c) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, các đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không sân bay tăng cường sử dụng thiết bị hỗ trợ mặt đất, hạn chế tối đa sử dụng động cơ phụ tàu bay khi tàu bay đậu tại cảng hàng không, sân bay trừ các yếu tố liên quan đến an ninh, an toàn hàng không.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, người khai thác tàu bay giảm thiều thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm tối ưu hóa đường bay, phương thức bay, quỹ đạo cất hạ cánh nhằm giảm thiểu thời gian bay, tiếng ồn, khí thải từ tàu bay.
Như vậy, trách nhiệm của người khai thác tàu bay trong việc kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ hoạt động của tàu bay như sau:
- Áp dụng các giải pháp công nghệ trong khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu khí thải, tiếng ồn từ tàu bay;
- Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay tối ưu thời gian khởi hành, thời gian cất cánh nhằm giảm thiểu thời gian tàu bay nổ máy chờ trên bãi đỗ, đường lăn, đường cất hạ cánh;
- Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, các đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất tại cảng hàng không sân bay tăng cường sử dụng thiết bị hỗ trợ mặt đất, hạn chế tối đa sử dụng động cơ phụ tàu bay khi tàu bay đậu tại cảng hàng không, sân bay trừ các yếu tố liên quan đến an ninh, an toàn hàng không.
Thông tư 52/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?