Tra cứu vnpost thực hiện như thế nào? Việc bồi thường thiệt hại khi bưu kiện bị mất toàn bộ thực hiện theo mức nào?
Tra cứu vnpost thực hiện như thế nào?
VNPost hay còn được gọi với tên khác là VietNam Post, đây là dịch vụ vận chuyển của công ty bưu điện Việt Nam và được VNPT (tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam) đại diện sở hữu. Tra cứu vnpost là việc tra cứu vận đơn bưu điện, bưu cục thực hiện bởi VNPost hay VietNam Post. Hiện nay, tra cứu vnpost có thể thực hiện theo những cách sau:
(1) Tra cứu vnpost tại Website VNPost
Bước 1 Lấy mã vận đơn
Mã vận đơn là một mã vạch (13 vạch) chứa mã bưu gửi thể hiện tại phiếu vận đơn cung cấp cho người gửi. Người gửi có thể dùng mã vận đơn này để tra cứu vnpost cũng như cung cấp cho người nhận để tra cứu.
Bước 2 Truy cập trang tra cứu vận đơn của VNPost
Truy cập vào địa chỉ http://www.vnpost.vn/vi-vn/dinh-vi/buu-pham , sau đó nhập mã vận đơn vào khung tìm kiếm rồi nhấp vào biểu tượng tìm kiếm hình kính lúp (có thể kiểm tra cùng lúc 10 vận đơn, các vận đơn cách nhau bằng dấu phẩy).
Bước 3 Theo dõi thông tin về bưu kiện được thể hiện
Thông tin về bưu kiện được thể hiện tại mục "trạng thái", thông thường có các trạng thái đơn hàng sau:
+ Chưa phát đến người nhận: Đang vận chuyển bưu phẩm
+ Đã phát thành công: Đã đến tay người nhận
Thông tin trạng thái chi tiết thông thường được thể hiện:
+ Đơn hàng được chấp thuận
+ Đơn hàng vào/ra bưu cục tại địa chỉ nào?
(2) Tra cứu vnpost qua tin nhắn SMS
Để tra cứu đơn hàng qua tin nhắn cần soạn tin nhắn SMS theo cú pháp sau:
EMS [Mã vận đơn] gửi 8176
Trong đó: Mã vận đơn hay mã bưu gửi sẽ gồm 13 chữ số và ký tương ứng trên vận đơn.
Lưu ý: So với cách tra cứu trên website, cách này mất phí 1.000 đồng/tin nhắn. Cách này cũng sẽ hạn chế người dùng tra cứu nhiều đơn cùng lúc.
(3) Tra cứu vnpost tại app My Vietnam Post
Bước 1 Tải app My Vietnam Post trên CH Play (hệ điều hành Android) hoặc Apple Store (hệ điều hành iOS), sau đó đăng nhập vào app.
Bước 2 Để tra cứu vận đơn của đơn hàng chọn định vị bưu gửi.
Bước 3 Nhập thông tin mã vận đơn cần tra cứu vào ô tìm kiếm, sau đó nhấn vào biểu tượng tìm kiếm ( tra cứu được tối đa 5 đơn hàng một lần)
(4) Tra cứu vnpost thông qua tổng đài Vietnam Post
Có thể gọi điện đến số hotline 1900 54 54 81 tổng đài chăm sóc khách hàng của bưu điện VNPost để được hỗ trợ kịp thời. Nhân viên của bưu cục sẽ cho biết thông tin về bưu kiện.
Tra cứu vnpost như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Xác định mức bồi thường thiệt hại khi bưu kiện bị mất thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 40 Luật Bưu chính 2010 có quy định khi bưu kiện bị mất thì được bồi thường theo nguyên tắc sau:
+ Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi toàn bộ được xác định theo mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó.
+ Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi một phần được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế, nhưng không cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Theo đó, mức bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 25 Nghị định 47/2011/NĐ-CP tùy từng trường hợp như sau:
+ Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng;
+ Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng;
+ Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.
Phiếu vận đơn khi cung ứng dịch vụ bưu chính có thể hiểu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15a được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP vào sau Điều 15 Nghị định 47/2011/NĐ-CP có nội dung:
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi
1. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) sử dụng trong quá trình cung ứng dịch vụ bưu chính phải thống nhất với mẫu hợp đồng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính, cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính hoặc mẫu hợp đồng đã thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
2. Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng ký kết bằng văn bản giữa các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính điện tử, chứng từ điện tử xác nhận việc chấp nhận bưu gửi được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:
a) Lưu trữ các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này tối thiểu 05 năm;
b) Cung cấp các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc trong các trường hợp được pháp luật cho phép
Như vậy, phiếu vận đơn khi cung ứng dịch vụ bưu chính có thể hiểu là một loại chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng ký kết bằng văn bản giữa các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?