TPHCM yêu cầu nhà giáo, NLĐ tham gia bóc xóa quảng cáo sai quy định, phòng ngừa tội phạm tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Xin hỏi, TP. HCM yêu cầu nhà giáo, NLĐ tham gia bóc xóa quảng cáo sai quy định, phòng ngừa tội phạm tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào? anh Ngọc Thuận - Quận 7

Mới đây, ngày 13/7/2023, Công đoàn Ngành Giáo dục TP. Hồ Chí Minh ban hành Công văn 188/CĐGD-TG năm 2023 về việc duy trì công tác tuyên truyền, vận động nhà giáo, người lao động tham gia bóc xóa các sản phẩm quảng cáo sai quy định góp phần phòng ngừa tội phạm liên quan tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố. TẢI VỀ Công văn 188/CĐGD-TG năm 2023

Trước đó ngày 05/7/2023, Liên đoàn Lao động Thành phố ban hành Công văn 711/LĐLĐ-TG về duy trì công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tham gia bóc xóa các sản phẩm quảng cáo sai quy định góp phần phòng ngừa tội phạm liên quan tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố.

TPHCM yêu cầu nhà giáo, NLĐ tham gia bóc xóa quảng cáo sai quy định, phòng ngừa tội phạm tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Căn cứ tại Công văn 188/CĐGD-TG năm 2023, Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố đề nghị các công đôàn cơ sở các trường THPT, trung cấp, cao đẳng và các đơn vị trực thuộc thực hiện nội dung sau:

- (1) Các Công đoàn cơ sở phối hợp cùng chính quyền đơn vị, cơ quan chức năng địa phương tuyên truyền bóc xóa các sản phẩm quảng cáo sai quy định...đặc biệt là các quảng cáo liên quan “tín dụng đen”.

+ Tuyên truyền, vận động nhà giáo, người lao động tích cực tham gia phát hiện, tố giác các đối tượng thực hiện hành vi treo, dán, vẽ quảng cáo sai quy định.

- (2) Duy trì thực hiện thường xuyên, liên tục...tạo sự lan tỏa, sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhà giáo, người lao động tích cực phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan “tín dụng đen”.

- (3) Ban Thường vụ Công đoàn Ngành Giáo dục Thành phố đề nghị các đơn vị thực hiện nội dung trên và báo cáo kết quả triển khai thực hiện (tích hợp vào báo cáo 06 tháng, 01 năm công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an Tổ quắc) về Công đoàn Ngành Giáo dục Thành phố (qua Ban Tuyên giáo).

bóc quảng cáo

TP. HCM yêu cầu nhà giáo, NLĐ tham gia bóc xóa quảng cáo sai quy định, phòng ngừa tội phạm tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản? (Hình internet)

Thế nào là tín dụng đen?

Căn cứ tại khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:

- 03 loại nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Đồng thời, khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:

- Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Tuy nhiên, hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm của tín dụng đen là gì. Trên thực tế, có thể hiểu tín dụng đen là một loại hình cho vay với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, đối tượng cho vay loại hình này thường là các cá nhân hoặc tổ chức không có giấy phép kinh doanh hoạt động cho vay và không được pháp luật công nhận.

Lãi suất cho vay đúng quy định là bao nhiêu?

Thực tế, các tổ chức, cá nhân cho vay áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 , cụ thể:

- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ.

Đồng thời Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng quy định về lãi suất cho vay như sau:

- Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

- Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Như vậy, trong giao dịch dân sự, mức lãi suất cao nhất được quy định là 20%/năm. Tuy nhiên, trong quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng thì lãi suất giữa các bên là thỏa thuận, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN, cụ thể:

Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN .

Tín dụng đen
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhận biết app tín dụng đen như thế nào? Có những app vay tiền chính thống nào hiện nay hay không?
Pháp luật
Tín dụng đen là gì? Bùng nợ app tín dụng đen thì người vay có đang vi phạm quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
TPHCM yêu cầu nhà giáo, NLĐ tham gia bóc xóa quảng cáo sai quy định, phòng ngừa tội phạm tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Pháp luật
Xóa bỏ các trang web, đường dẫn, ứng dụng có liên quan đến tín dụng đen theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Xử lý triệt để tình trạng sử dụng tài khoản ảo để hoạt động tín dụng đen theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Tăng cường giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động tín dụng đen theo Công điện 766/CĐ-TTg?
Pháp luật
BTTTT yêu cầu ngăn chặn và xử lý hơn 15 website giả mạo các Công ty tài chính để lừa đảo trong 5 tháng đầu năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tín dụng đen
519 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tín dụng đen
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào