TPHCM phấn đấu tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT trên địa bàn đạt 100% trong năm học 2023-2024?
Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu năm học 2023-2024 tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT trên địa bàn đạt 100%?
Tại Công văn 5378/SGDĐT-CTTT năm 2023 Tải về tăng cường thực hiện công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2023 - 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng đơn vị tăng cường thực hiện công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2023-2024 với các nội dung cụ thể như sau:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện và thành phố Thủ Đức phối hợp với Bảo hiểm xã hội quận, huyện và thành phố Thủ Đức tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên ngay từ đầu năm học 2023 – 2024.
Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội rà soát, kiểm tra các trường học chưa đạt tỷ lệ 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, xác định nguyên nhân, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện để có giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ, tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên tham gia. Phấn đấu đến năm học 2023-2024 tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT trên địa bàn đạt 100%.
- Các cơ sở giáo dục tiếp nhận từ cơ quan BHXH danh sách trẻ em, học sinh, sinh viên chưa được đồng bộ giữa dữ liệu BHXH với dữ liệu dân cư quốc gia theo Đề án 06 của Thủ tướng chỉnh phủ do chưa cung cấp: khẩn trương rà soát, cập nhật số Định danh cá nhân/căn cước công dân của các em và chuyển về cơ quan BHXH để cập nhật dữ liệu, hoàn thành trước ngày 30 tháng 11 năm 2023.
- Thủ trưởng cơ sở giáo dục: giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, vận động, gửi Tài liệu những điều cần biết về BHYT HSSV (do cơ quan BHXH cung cấp) đến phụ huynh học sinh từ đầu năm học 2023-2024 nhằm thực hiện đúng quy định của Luật bảo hiểm y tế đảm bảo quyền và lợi ích cho các em học sinh; chủ động hoặc phối hợp với cơ quan BHXH vận động mạnh thường quân hỗ trợ cấp thẻ BHYT cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Thành phố HCM phấn đấu tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT trên địa bàn đạt 100% trong năm học 2023-2024? (Hình từ Internet)
Mức đóng Bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên năm học 2023 - 2024 trên địa bàn TP HCM ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn 4103/HDLS-BHXH-GDĐT 2023 Tải, mức đóng BHYT cho học sinh sinh viên được tính như sau:
Mức đóng BHYT = 4,5% Mức lương cơ sở x Số tháng tương ứng thời hạn sử dụng thẻ BHYT.
Cụ thể:
Đơn vị tính: Đồng
Lưu ý:
- Đối với trường hợp học sinh, sinh viên năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.
- Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở, tỉ lệ đóng BHYT, người tham gia và Ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.
Phương thức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có nêu rõ phương thức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên như sau:
- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên.
Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?