Tổng kết kết quả hoạt động 4 tháng đầu năm và nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ban ngành tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2022?

Tôi có đọc tin tức và được biết Chính phủ mới tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2022. Trong đó Chính phủ có quy định nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ban ngành. Tôi muốn biết thêm thông tin về nội dung này như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Chính phủ đánh giá kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm 2022

Tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4 năm 2022, Chính phủ đã thống nhất đánh giá tình hình hoạt động và những kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm 2022. Những đánh giá này được đề cập tại Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022, cụ thể như sau:

- Tình hình hiện tại: tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; xung đột, cạnh tranh địa chính trị, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; giá dầu thô, nguyên liệu, hàng hóa cơ bản ở mức cao, lạm phát tăng, một số nền kinh tế lớn có xu hướng tăng lãi suất, đẩy nhanh lộ trình thu hẹp quy mô nới lỏng tiền tệ; xuất hiện nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu...

- Những kết quả đạt được:

+ Tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực, Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

+ CPI 04 tháng tăng bình quân 2,1%, Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất cho vay duy trì ở mức hợp lý.

+ Thu ngân sách nhà nước 04 tháng đầu năm đạt 46,6% dự toán, tăng 15,4% 80 với cùng kỳ năm 2021.

+ Xuất khẩu (04 tháng tăng khoảng 16,4%; Xuất siêu khoảng 2,53 tỷ USD, Vốn FDI thực hiện đạt 5,92 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

+ Sản xuất công nghiệp phục hồi tốt; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 04 tăng 9,4% so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp ổn định, bảo đảm tiến độ gieo trồng vụ hè thu; kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; sản lượng thủy sản 4 tháng tăng 2,2%.

+ An ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm; ổn định thị trường điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4 lần đầu tiên chạm mốc 15 nghìn doanh nghiệp.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 12,1% so với cùng kỳ.

+ Du lịch phục hồi nhanh, nhất là tại các địa bàn trọng điểm; khách quốc tế đến nước ta trong tháng tăng khoảng 2,4 lần so với tháng trước, tính chung 04 tháng tăng khoảng 184,7% so với cùng kỳ.

+ Công tác phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả; trên 40 địa phương tổ chức tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; số ca tử Vong giảm mạnh so với tháng trước.

+ Thực hiện mở cửa trường học trở lại trên phạm vi toàn quốc.

+ Các lĩnh vực xây dựng thể chế, văn hóa, xã hội, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm; đời sống nhân dân được cải thiện; tích cực thực hiện các hoạt động chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ người lao động. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả.

+ Hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh; tích cực chuẩn bị các điều kiện tham gia Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 31, Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ.

- Những tồn tại, hạn chế, bất cập trong hoạt động 4 tháng đầu năm của nước ta:

+ Dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, khó lường.

+ Sự phục hồi ở các ngành, lĩnh vực chưa đồng đều, Giải ngân đầu tư công vẫn còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu. Giá dầu thô, nguyên vật liệu, chi phí vận tải, lương thực, thực phẩm ở mức cao.

+ Chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao.

+ Thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bộc lộ những bất ổn.

+ Thiên tại có những diễn biến bất thường.

+ Đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn.

Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022

Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022

Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ gì tại Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022?

Căn cứ Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022, Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số theo Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2022 và kết luận tại phiên họp thứ hai (ngày 27 tháng 4 năm 2022) của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số. Chỉ đạo các nhà mạng phát triển hạ tầng số, có chính sách chuyển nhanh các thuê bao sang sử dụng máy điện thoại thông minh. Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương huy động, thuê chuyên gia về chuyển đổi số đối với các nhiệm vụ yêu cầu tính chuyên nghiệp mà cơ quan nhà nước thiếu nhân lực. Khẩn trương xem xét, giải quyết việc cấp băng tần số vô tuyến điện cho Bộ Công an.

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, cơ quan liên quan tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền thông; gỡ bỏ, ngăn chặn các thông tin xấu, độc, sai sự thật; đổi mới sáng tạo phương thức, hình thức hoạt động truyền thông. Phối hợp với Bộ Y tế chủ động trong định hướng dư luận, bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, đồng thuận, tạo niềm tin xã hội. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường thông tin tuyên truyền về tình hình, kết quả triển khai các Nghị quyết, chỉ thị, công điện, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng an toàn và không chủ quan, lơ là trong việc phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các biến thể mới (nếu có).

- Khẩn trương xây dựng “Chiến lược phát triển Bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” thay thế cho việc xây dựng “Chiến lược phát triển hạ tầng Bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” được giao tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ.

Chính phủ yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ gì tại Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022?

Căn cứ Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022, Chính phủ yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau:

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí tổ chức thông tin tuyên truyền đậm nét hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5); công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; phương án bảo đảm y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới; các hoạt động của SEA Games 31; việc tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2022; việc triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội,...Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tọa đàm trao đổi.

Chính phủ yêu cầu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ gì tại Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022?

Căn cứ Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022, Chính phủ yêu cầu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau:

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội; đôn đốc thu, giảm nợ, không để phát sinh nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các quyền lợi cho người tham gia. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để quản lý quỹ an toàn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả; vừa kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả, tối ưu Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, vừa đảm bảo quyền lợi người tham gia, vừa đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phiên họp thường kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính phủ yêu cầu một số Bộ thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững?
Pháp luật
Phiên họp thường kỳ của Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm được diễn ra theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2022?
Pháp luật
Tổng kết kết quả hoạt động 4 tháng đầu năm và nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ban ngành tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2022?
Pháp luật
Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Công thương thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới?
Pháp luật
Chính phủ đánh giá kết quả đạt được trong bốn tháng đầu năm 2022 tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phiên họp thường kỳ
618 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phiên họp thường kỳ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào