Tổng Bí thư giữ chức vụ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ? Tổng Bí thư phải từng giữ chức vụ nào theo quy định pháp luật?

Tổng Bí thư giữ chức vụ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ? Tổng Bí thư phải từng giữ chức vụ nào theo quy định pháp luật?

Tổng Bí thư giữ chức vụ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ?

Tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

Điều 17.
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
....
3. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.

Theo đó, Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương sẽ bầu ra trong số những Ủy viên Bộ Chính trị và đồng chí Tổng Bí thư sẽ giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Bên cạnh đó, Ban Bí thư có nhiệm vụ lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng bao gồm:

- Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

- Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị;

- Quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương;

- Chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.

Tổng Bí thư giữ chức vụ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ?

Tổng Bí thư giữ chức vụ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ? (Hình từ Internet)

Tổng Bí thư phải từng giữ chức vụ nào theo quy định pháp luật?

Tại tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:

2.3. Tổng Bí thư
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước… Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc. Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Theo đó, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phải từng giữ chức vụ và phải hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương và tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Lưu ý: Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Quy định chế độ chăm sóc sức khỏe Tổng bí thư hiện nay ra sao?

Tại tiểu mục 2 Mục II Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 quy định các chế độ chăm sóc sức khỏe đối với đồng chí Tổng Bí thư hiện nay như sau:

Chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ cán bộ trong nước và khi đi công tác trong nước, ngoài nước:

(1) Chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ tại nhà hoặc cơ quan

- Được bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hằng ngày.

*Lưu ý: Những trường hợp bệnh nặng, diễn biến phức tạp thì tùy theo tình hình thực tế bác sĩ theo dõi sức khoẻ phải theo dõi, thăm khám hằng ngày hoặc hàng tuần hoặc theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ.

(2) Chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ khi đi công tác trong nước

- Đối với đoàn công tác do đồng chí Tổng Bí thư làm trưởng đoàn:

+ Khi đi công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn trong nước: Bố trí 1 bác sĩ tiếp cận.

+ Đi công tác tại các vùng còn lại trong nước: Khi có yêu cầu của đồng chí trưởng đoàn, bố trí bác sĩ tiếp cận tháp tùng.

(3) Chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ khi đi công tác nước ngoài

- Đối với đoàn công tác do đồng chí Tổng Bí thư làm trưởng đoàn: bố trí Tổ Y tế phục vụ gồm 1 đồng chí đại diện lãnh đạo Ban hoặc Hội đồng Chuyên môn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương và 1 bác sĩ tiếp cận cán bộ chủ chốt.

*Lưu ý: Đối với các trường hợp đặc biệt cần tăng cường số lượng nhân viên y tế do Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ đề xuất, lãnh đạo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương thống nhất với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, đơn vị chức năng quyết định bổ sung đội ngũ chuyên môn y tế tháp tùng đoàn công tác.

Tổng Bí thư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trợ lý của Tổng Bí thư phải tốt nghiệp chuyên ngành gì? Tiêu chuẩn cụ thể của vị trí này được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổng Bí thư của Việt Nam là ai theo Hiến pháp? Tổng Bí thư của Việt Nam được bầu bằng hình thức nào theo quy định?
Pháp luật
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có thể có bao nhiêu trợ lý? Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước do ai tuyển chọn?
Pháp luật
Sức khỏe của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng có mức độ bí mật như thế nào? Có được công khai thông tin sức khỏe không?
Pháp luật
Tổng Bí thư giữ chức vụ tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ? Tổng Bí thư phải từng giữ chức vụ nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Muốn trở thành Tổng Bí thư cần phải đáp ứng trình độ học vấn như nào theo Quy định 214 năm 2020?
Pháp luật
Quy trình bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam theo quy định ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam mới nhất 2024 là gì?
Pháp luật
Hình thức bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam? Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư hiện nay là gì?
Pháp luật
Hướng dẫn gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử của VNeID?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổng Bí thư
353 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng Bí thư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổng Bí thư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào