Toàn văn Kết luận 152-KL/TW năm 2025 tăng cường thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban Bí thư ra sao?
Toàn văn Kết luận 152-KL/TW năm 2025 tăng cường thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban Bí thư ra sao?
Ngày 2/5/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 152-KL/TW năm 2025 về việc tăng cường thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Bí thư.
TẢI VỀ Kết luận 152-KL/TW năm 2025
Tại phiên họp ngày 22/4/2025, Ban Bí thư đã thảo luận và thống nhất một số nội dung nhằm tăng cường hơn nữa tính chủ động, bao quát công việc trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Bí thư theo Quy chế làm việc (Quy chế 01-QC/TW, ngày 28/7/2021) của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư như sau:
(1) Tại các cuộc họp định kỳ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ nghe báo cáo tiến độ tình hình thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị; trước mắt giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì và chuẩn bị Báo cáo về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính để có chỉ đạo kịp thời.
(2) Ngoài việc cho ý kiến các đề án đã đăng ký theo chương trình công tác năm 2025, định kỳ hằng quý, Ban Bí thư nghe và cho ý kiến một số nội dung.
(3) Đối với các đề án quan trọng trước khi trình Bộ Chính trị thảo luận thì Ban Bí thư nghe để chỉ đạo định hướng xây dựng đề án theo đúng Quy chế làm việc. Giao Văn phòng Trung ương Đảng rà soát các đề án trong Chương trình công tác năm 2025 của Bộ Chính trị, đề xuất cụ thể các đề án cần có định hướng của Ban Bí thư và thông báo các cơ quan thực hiện.
(4) Giao Văn phòng Trung ương Đảng rà soát lại việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quy định về thẩm quyền, quy trình, thời gian đăng ký, thời gian trình các đề án trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư bố trí Chương trình làm việc khoa học, chất lượng, hiệu quả; tham mưu tổng kết việc thực hiện Quy chế làm việc nhiệm kỳ Đại hội XIII và xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc nhiệm kỳ Đại hội XIV cho phù hợp.
(5) Căn cứ tình hình thực tiễn, Ban Bí thư yêu cầu các cơ quan liên quan báo cáo tình hình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị cụ thể của Đảng để chỉ đạo (không đợi đến 5 năm, 10 năm mới sơ kết, tổng kết như định kỳ); qua nghe báo cáo nếu thấy vấn đề phát sinh sẽ kịp thời đánh giá, điều chỉnh, thậm chí có thể sơ kết, tổng kết sớm, đánh giá lại những vấn đề nổi lên để chỉ đạo kịp thời.
Đề nghị các đồng chí Uỷ viên Ban Bí thư căn cứ lĩnh vực công tác được phân công, chủ động đề xuất những nội dung Ban Bí thư cần nghe và cho ý kiến chỉ đạo để bổ sung vào chương trình công tác, bảo đảm Ban Bí thư thực hiện đầy đủ 15 nhóm nhiệm vụ theo Quy chế làm việc.
(6) Các ban đảng, đảng uỷ, tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương chủ động đề xuất việc xây dựng các đề án thuộc phạm vi lĩnh vực phụ trách.
Trong đó, cần lượng hoá được các chỉ tiêu cụ thể của từng nội dung, trên cơ sở đó bố trí thời gian thực hiện, thời gian báo cáo một cách khoa học, hợp lý.
(7) Giao Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động tham mưu, đề xuất nội dung và bố trí Chương trình làm việc của Ban Bí thư bảo đảm đúng Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII. Các cơ quan thực hiện nghiêm quy định về quy trình, thủ tục, thời gian trình các đề án, văn bản hoá các kết luận của Ban Bí thư sau phiên họp theo đúng quy định.
(8) Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở Trung ương đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào việc số hoá dữ liệu, báo cáo, thống kê, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, đề án của Trung ương tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn quốc để tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Toàn văn Kết luận 152-KL/TW năm 2025 tăng cường thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban Bí thư ra sao? (Hình ảnh Interenet)
Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư hiện nay ra sao?
Căn cứ Điều 7 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư như sau:
(1) Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục II, Phụ lục 1 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022.
(2) Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.
(3) Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ do Ban Bí thư quản lý.
(4) Uỷ quyền cho các đồng chí: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:
- Quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định.
- Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý theo quy định.
(5) Trách nhiệm của đồng chí Thường trực Ban Bí thư:
- Chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
- Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý ra sao?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm
1. Đối với các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.
Như vậy, các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Năm sinh năm mất của Bác Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) là ngày tháng năm nào? Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải là ngày lễ lớn?
- Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn 2025 file word? Tải Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn 2025 ở đâu?
- Tại đoạn đường chồng lấn, giao nhau thì phần đất để bảo trì đường bộ được xác định như thế nào?
- Cá mái chèo trôi vào bờ báo hiệu điều gì? Cá mái chèo ăn gì? Tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm?
- Con số may mắn hôm nay 19 5 2025? 3 con số may mắn hôm nay 19 5 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?