Toàn văn dự thảo Nghị định về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Toàn văn dự thảo Nghị định về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Toàn văn dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến.
>> Xem toàn văn dự thảo Nghị định về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước tại đây
Theo đó, dự kiến xây dựng thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, doanh nghiệp xây dựng, ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người lao động, bảng lương đối với Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách làm cơ sở để xếp lương, thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
- Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng tiền lương của người lao động, Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách tính theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (nếu có) không vượt quá tổng tiền lương kế hoạch tương ứng của người lao động, Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách, trong đó mức tiền lương của Tổng giám đốc, Giám đốc không vượt quá mức tiền lương quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Dự thảo Nghị định.
- Khi xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến đối với thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của người lao động, chấp thuận đối với bảng lương của Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách và công khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện.
Toàn văn dự thảo Nghị định về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước như thế nào? (Hình từ internet)
Mức tiền lương bình quân trong doanh nghiệp nhà nước dự kiến ra sao?
Theo đó tại Điều 9 Dự thảo Nghị định thì dự kiến mức tiền lương bình quân trong doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định căn cứ vào mức tiền lương bình quân (bao gồm cả tiền thưởng an toàn, nếu có) thực hiện năm trước liền kề của người lao động và Ban điều hành, gắn với năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch như sau:
+ Doanh nghiệp có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân gắn với mức tăng, giảm năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề theo nguyên tắc: khi năng suất lao động tăng và lợi nhuận không giảm thì tiền lương tăng tối đa không quá mức tăng năng suất lao động; khi năng suất lao động tăng, lợi nhuận giảm thì tiền lương tăng tối đa không quá 80% mức tăng năng suất lao động; khi năng suất lao động, lợi nhuận bằng thực hiện năm trước liền kề thì tiền lương tối đa bằng thực hiện năm trước liền kề; khi năng suất lao động giảm, lợi nhuận bằng thực hiện năm trước liền kề thì tiền lương giảm theo năng suất lao động; khi năng suất lao động không tăng hoặc giảm và lợi nhuận tăng, giảm thì tiền lương điều chỉnh giảm theo năng suất lao động và tăng, giảm tối đa bằng 20% mức tăng, giảm lợi nhuận, nhưng thấp nhất bằng mức tiền lương bình quân quy định tại điểm b khoản này.
+ Doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ thì mức tiền lương bình quân được xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân của người lao động theo hợp đồng lao động và mức tiền lương bình quân của Ban điều hành, trong đó mức tiền lương của Ban điều hành không vượt quá mức tiền lương bình quân của Thành viên hội đồng.
+ Doanh nghiệp giảm lỗ (kể cả năm kế hoạch không có lợi nhuận) thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ để xác định mức tiền lương bình quân, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.
+ Doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động thì tiền lương bình quân trong năm đầu thành lập hoặc mới đi vào hoạt động và năm sau liền kề được xác định căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và mặt bằng tiền lương của doanh nghiệp cùng ngành nghề hoạt động trên thị trường.
+ Doanh nghiệp thành lập trên cơ sở hợp nhất các doanh nghiệp thì tiền lương bình quân kế hoạch trong năm đầu thành lập được xác định căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, mặt bằng tiền lương của các doanh nghiệp hợp nhất năm trước liền kề trước khi hợp nhất và tiền lương của doanh nghiệp cùng ngành nghề hoạt động trên thị trường.
- Mức tiền lương bình quân thực hiện được xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân kế hoạch gắn với mức độ biến động năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch theo nguyên tắc như xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch tại khoản 1 Điều 9 Dự thảo Nghị định.
Dự kiến Nghị định 51/2016/NĐ-CP hết hiệu lực từ 01/1/2025?
Tại khoản 2 Điều 29 Dự thảo Nghị định có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2025. Các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Bãi bỏ các văn bản sau:
a) Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
...
Như vậy, nếu dự thảo Nghị định được thông qua thì Nghị định về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/1/2025 và sẽ bãi bỏ Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?