Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?
Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi cải cách tiền lương sẽ xây dựng thiết kế 5 bảng lương mới theo các yếu tố như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Căn cứ ý kiến nêu tại Cổng Thông tin Chính phủ, việc mở rộng tiền lương sẽ được xác định như sau:
Chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương trung bình khởi đầu của công chức, viên chức sẽ tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68.
Ví dụ: Hiện nay, mức lương khởi điểm của công chức, viên chức đại học có hệ số 2,34 tương đương khoảng 4,2 triệu đồng/tháng. Nếu cải cách, hệ số tăng lên 2,68 là lương khởi điểm của công chức, viên chức cũng sẽ cao hơn con số 4,2 triệu đồng/tháng hiện nay.
Tương tự, với mức lương cao nhất của công chức, viên chức cũng vậy. Hiện nay, công chức, viên chức là chuyên gia cao cấp đang có mức lương cao nhất tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp.
Việc nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12 của bậc lương cao nhất cũng sẽ vượt xa con số 18,0 triệu đồng/tháng như hiện nay các đối tượng này đang được hưởng.
Trong khi đó, mức lương tối thiểu vùng ở khu vực doanh nghiệp cao nhất là 4,68 triệu đồng/tháng theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Đồng thời, dự kiến từ 01/7/2024 tới đây, mức lương tối thiểu vùng của người lao động dự kiến sẽ tăng 6%.
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 sẽ mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống 5 bảng lương mới, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
Đồng thời, việc mở rộng quan hệ tiền lương lên mức cao nhất có thể được nới rộng lên hệ số 12 áp dụng đối với công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng).
Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương mở rộng quan hệ tiền lương thế nào? (Hình từ internet)
Chi tiết 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm từ 01/7/2024 thế nào?
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo đó, tại Nghị quyết 104/2023/QH15 đề cập sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chính thức quy định chi tiết 5 bảng lương theo vị trí việc làm từ 1.7.2024.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 135/QĐ-TTg năm 2024 về kế hoạch triển khai thực hiện cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 135/QĐ-TTg năm 2024, Thủ tướng đã đưa ra thời hạn ban hành các văn bản liên quan đến 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ 01/7/2024 như sau:
Văn bản | Thời hạn hoàn thành |
Các ban, Bộ, ngành Trung ương xây dựng và phê duyệt Danh mục vị trí việc làm thuộc phạm vi quản lý | Trước 31/3/2024 |
Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Nghị quyết của UBTVQH về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, Tòa án, Viện Kiểm sát và Kiểm toán nhà nước. | Sau khi có Kết luận của Bộ Chính trị |
Bộ Nội vụ xây dựng Nghị định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang | Sau khi có Kết luận của Bộ Chính trị |
Bộ Nội vụ xây dựng Nghị định về việc điều chỉnh tiền lương theo Kết luận số 64-KL/TW sau khi có Nghị quyết về dự toán ngân sách | Từ năm 2025 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng | Năm 2024 và các năm tiếp theo |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước | Quý IV/2024 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các văn bản quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội cho phù hợp với chế độ tiền lương mới | Năm 2024 trở đi |
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng cụ thể 03 bảng lương và phụ cấp đặc thù với lực lượng vũ trang. | Đầu tháng 02/2024 |
Tuy chưa có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang chi tiết nhưng theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có 5 bảng lương theo vị trí việc làm từ 01/7/2024 như sau:
1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an; 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an; 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an. |
Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được hưởng các khoản phụ cấp nào từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương?
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gồm có như sau:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp theo nghề;
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính;
- Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.
Bên cạnh đó tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ như sau:
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, các khoản phụ cấp trên sẽ chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
>>> Xem thêm Bảng lương công chức, viên chức mới nhất Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?