Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng B đáp ứng những gì?
Có bao nhiêu hạng tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 44/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động như sau:
Phân loại tổ chức huấn luyện, điều kiện hoạt động và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
1. Tổ chức huấn luyện được phân loại theo đặc điểm, tính chất phức tạp của đối tượng huấn luyện như sau:
a) Hạng A huấn luyện nhóm 4 và 6;
b) Hạng B huấn luyện nhóm 1,4, 5 và 6;
c) Hạng C huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
2. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng A như sau:
...
Vậy có 03 hạng tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
- Hạng A huấn luyện nhóm 4 và 6;
- Hạng B huấn luyện nhóm 1,4, 5 và 6;
- Hạng C huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng B đáp ứng những gì?
Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng B đáp ứng những gì?
Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng B đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định 44/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP như sau:
Phân loại tổ chức huấn luyện, điều kiện hoạt động và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
...
2. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng A như sau:
a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
b) Có ít nhất 02 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ và 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
c) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này;
d) Máy, thiết bị, nhà xưởng, nơi huấn luyện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng B như sau:
a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;
c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.
...
Có thể thấy có 4 nhóm điều kiện tổ chức huấn luyện hạng B phải đáp ứng gồm:
Nhóm 1: Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
Nhóm 2: Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;
Nhóm 3: Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
Nhóm 4: Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
06 nhóm đối tượng được tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 là những đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về 06 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?