Tổ chức đăng ký cấp giấy phép hoạt động phát điện phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Để được cấp giấy phép hoạt động phát điện tổ chức đăng ký phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) và (một số nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phát điện
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phát điện phải đáp ứng các điều kiện sau
1. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Các hạng mục công trình nhà máy điện được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định
2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.
3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.
5. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
8. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động phát điện tổ chức đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Các hạng mục công trình nhà máy điện được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định
- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.
- Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.
Tổ chức đăng ký cấp giấy phép hoạt động phát điện phải đáp ứng những điều kiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Giấy phép hoạt động phát điện bị thu hồi khi nào?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 137/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp quy định tại Điều 37 Luật điện lực.
2. Khi thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định rõ thời hạn đơn vị điện lực phải tiếp tục hoạt động để không làm ảnh hưởng đến cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, đơn vị điện lực có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi giấy phép.
Như vậy, Giấy phép hoạt động phát điện bị thu hồi khi:
- Không triển khai hoạt động sau sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Không bảo đảm các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của Luật này;
- Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực;
- Cho thuê, cho mượn, tự ý sửa chữa giấy phép hoạt động điện lực.
Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động phát điện là bao nhiêu?
Căn cứ Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC được quy định như sau:
A | Thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan Trung ương thực hiện | |
1 | Tư vấn chuyên ngành điện lực | 10.400.000 |
II | Hoạt động phát điện | |
1 | Công trình nhà máy thủy điện, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời | |
1.1 | Công suất đặt dưới 10 MW | 10.600.000 |
1.2 | Công suất đặt từ 10 MW đến dưới 30 MW | 15.000.000 |
1.3 | Công suất đặt từ 30 MW đến dưới 100 MW | 18.000.000 |
1.4 | Công suất đặt từ 100 MW đến dưới 300 MW | 24.500.000 |
1.5 | Công suất đặt từ 300 MW trở lên | 28.800.000 |
2 | Công trình nhà máy nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn) | |
2.1 | Công suất đặt dưới 50 MW | 17.800.000 |
2.2 | Công suất đặt từ 50 MW đến dưới 100 MW | 21.900.000 |
2.3 | Công suất đặt từ 100 MW trở lên | 28.800.000 |
B | Thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện | |
2 | Hoạt động phát điện | 2.100.000 |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?