Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 hướng dẫn kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông?
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 hướng dẫn kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông?
- Việc kiểm tra do cơ quan bên ngoài tiến hành theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông?
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 áp dụng với những đối tượng nào?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 hướng dẫn kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938:2009 quy định về việc kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông như sau:
- Mục đích
Việc kiểm tra nội bộ thường xuyên trong sản xuất của nhà sản xuất để đảm bảo rằng mức chất lượng được duy trì trong thời gian sản xuất và trong trường hợp các kết quả thử không đạt thì phải có biện pháp cần thiết để cải tiến sản xuất.
- Thủ tục
Kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất bao gồm:
+ Kiểm tra đại diện của tất cả các lô trong quá trình sản xuất liên tục
+ Xác định mức chất lượng dài hạn (xem 5.2.2).
- Thử đại diện
+ Phạm vi thử
Mẻ luyện được sử dụng để thử các đại lượng riêng. Đối với mỗi đặc tính được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm, thì thử ít nhất ba mẫu thử cho mỗi mẻ luyện và mỗi đường kính danh nghĩa, riêng thành phần hóa học thì cứ 40 tấn lấy một mẫu cho tất cả các loại đường kính.
Thành phần hóa học (phân tích mẻ luyện) cũng phải xác định trong toàn bộ mẻ luyện. Hàm lượng của các nguyên tố được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm phải được xác định trong phân tích này.
+ Đánh giá các kết quả thử
Khi một giá trị đặc trưng được qui định, thì yêu cầu tiếp theo đối với các giá trị riêng (xi) và giá trị trung bình (m) của đơn vị thử phải là :
- xi > 0,95fk
Trong đó:
+ fk là giá trị đặc trưng được quy định theo tiêu chuẩn sản phẩm.
- m ³ fk + ks Trong đó:
k là hệ số chấp nhận theo 5.2.2.2;
s là sai số chuẩn của các kết quả thử.
Các giá trị đã xác định ks đối với mỗi sản phẩm và nhà sản xuất phải được sử dụng.
Các giá trị rút gọn có thể được sử dụng (xem 4.3.2.4), ks được thay thế bằng các giá trị a đối với thanh có gân và thanh trơn sau:
Đối với giới hạn bền kéo: a = 15 MPa.
Đối với giới hạn chảy: a = 10 MPa.
Đối với độ giãn dài sau đứt: a = 1,5 %.
Không áp dụng giá trị trung bình yêu cầu trong b) nếu toàn bộ các giá trị riêng nằm trên các giá trị tiêu chuẩn quy định.
Khi các kết quả thử không thỏa mãn theo điều này thì nhà sản xuất phải có ngay các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Các vật đúc không đạt yêu cầu phải được để sang một bên.
- Xác định mức chất lượng dài hạn
Mức chất lượng dài hạn được xác định riêng cho mỗi loại thép và mỗi đường kính danh nghĩa.
+ Phạm vi thử
Các kết quả thử trên tất cả các khối lượng đại diện của sản xuất liên tục theo 5.1 phải được kiểm tra, sắp xếp và đánh giá theo phương pháp thống kê và nộp cho cơ quan kiểm tra và/hoặc cơ quan chứng nhận sau ít nhất 200 kết quả vừa được đưa ra, và ít nhất là ba tháng một lần để xác định mức chất lượng dài hạn.
+ Đánh giá các giá trị đặc trưng đã quy định
Giá trị trung bình (m) phải thỏa mãn yêu cầu sau:
m ³ fk + k + Sn
trong đó Sn là sai lệch tiêu chuẩn của n kết quả theo 5.2.2.1.
Các giá trị đối với chỉ số chấp nhận (k) được liệt kê trong Bảng 1, đối với tỷ lệ hỏng 5% (P = 0,95) khi xác suất là 90% (1 - a = 0,90).
n | k | n | k |
5 | 3,40 | 30 | 2,08 |
6 | 3,09 | 40 | 2,01 |
7 | 2,89 | 50 | 1,97 |
8 | 2,75 | 60 | 1,93 |
9 | 2,65 | 70 | 1,90 |
10 | 2,57 | 80 | 1,89 |
11 | 2,50 | 90 | 1,87 |
12 | 2,45 | 100 | 1,86 |
13 | 2,40 | 150 | 1,82 |
14 | 2,36 | 200 | 1,79 |
15 | 2,33 | 250 | 1,78 |
16 | 2,30 | 300 | 1,77 |
17 | 2,27 | 400 | 1,75 |
18 | 2,25 | 500 | 1,74 |
19 | 2,23 | 1000 | 1,71 |
20 | 2,21 | ¥ | 1,64 |
Bảng 1- Chỉ số chấp nhận (k) là hàm số của (n) kết quả thử.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 hướng dẫn kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra do cơ quan bên ngoài tiến hành theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 quy định về việc kiểm tra do cơ quan bên ngoài tiến hành như sau:
- Mục đích
Mục đích của sự kiểm tra do cơ quan bên ngoài tiến hành là:
+ Kiểm tra liên tục các điều kiện sản xuất về sự phù hợp với điều kiện đã được thiết lập trong thử tính phù hợp (xem 4.3.1);
+ Giám sát liên tục qui trình kiểm tra nội bộ theo quy định trong điều 5.
- Tổ chức
Cơ quan chứng nhận có thể ủy quyền cho cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra bên ngoài và giám sát. Cơ quan kiểm tra phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 5957.
- Thủ tục
+ Sự kiểm tra và giám sát của tổ chức bên ngoài được quy định trong 6.2 phải được thực hiện trong các khoảng thời gian tối đa là 6 tháng.
Phải kiểm tra tất cả các đặc tính được kiểm tra nội bộ. Các mẫu thử phải được lấy từ kho hàng của nhà sản xuất hoặc của khách hàng. Các kết quả thử phải được đánh giá theo thống kê và phải so sánh với các kết quả từ kiểm tra nội bộ. Số lần thử trong kiểm tra của cơ quan bên ngoài phải đủ để cho phép đánh giá một cách chắc chắn.
Các kết quả kiểm tra của cơ quan bên ngoài và kiểm tra nội bộ phải được đánh giá về sai số hệ thống trong lấy mẫu, trong các qui trình thử và trong đánh giá. Để kết thúc, các thử nghiệm phải được tiến hành song song trên các mẫu thử từ ít nhất là 10 mẫu ở cùng đường kính danh nghĩa và cùng một mẻ luyện, kiểm tra phải được thực hiện riêng rẽ do nhà sản xuất và cơ quan ngoài đảm đương việc kiểm tra, và kết quả của các thử nghiệm này phải được so sánh với nhau.
+ Mức chất lượng dài hạn phải được xác định ít nhất là hai lần trong năm và phải so sánh với các kết quả đạt được trong kiểm tra nội bộ (xem 5.2.2).
- Đánh giá
Các kết quả kiểm tra bên ngoài phải được ghi trong bản báo cáo giám sát để gửi đến cơ quan chứng nhận. Nếu các kết quả chỉ ra rằng sản xuất không đạt, thì phải có các biện pháp xử lý thích hợp tùy thuộc vào loại và sự quan trọng của các sai sót, ví dụ như:
+ Thông báo cho nhà sản xuất;
+ Tăng cường việc kiểm tra (tăng tần suất thử nghiệm);
+ Yêu cầu thay đổi các điều kiện sản xuất;
+ Hủy bỏ sự phê duyệt.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 áp dụng với những đối tượng nào?
Tại Mục I Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 quy định đối tượng áp dụng bao gồm:
Tiêu chuẩn này quy định qui tắc chứng nhận đối với quy trình sản xuất liên tục thép thanh và dây thép dùng làm cốt bê tông thông thường, để kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm của TCVN 1651-1 và TCVN 1651-2.
Qui trình chứng nhận đối với sự sản xuất liên tục bao gồm các giai đoạn sau đây:
- Thử tính phù hợp (xem Điều 4).
- Kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất (xem Điều 5).
- Kiểm tra và giám sát của cơ quan bên ngoài (xem Điều 6).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?