Tiêu chuẩn chung đối với công chức Văn phòng thống kê cấp xã theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP ra sao?
Tiêu chuẩn chung đối với công chức Văn phòng thống kê cấp xã ra sao?
Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Chính phủ ban hành ngày 10/6/2023.
Tiêu chuẩn chung đối với công chức Văn phòng thống kê được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
...
2. Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Như vậy, đối với chức danh công chức Văn phòng thống kê cấp xã, công chức cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về độ tuổi, trình độ giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ nêu trên.
Đối với công chức làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sẽ được tính từ trung cấp trở lên.
Căn cứ tiêu chuẩn trên và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn chung.
Tiêu chuẩn chung đối với công chức Văn phòng thống kê cấp xã theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP ra sao? (Hình từ Internet)
Công chức Văn phòng thống kê cấp xã có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, các nhiệm vụ của công chức Văn phòng thống kê cấp xã được xác định như sau:
Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
...
2. Công chức Văn phòng - thống kê
a) Tham mưu xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ, đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Phối hợp với công chức khác trong việc chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật để tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Ủy ban nhân dân và các hoạt động khác của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp công dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; tiếp nhận các kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết theo thẩm quyền;
d) Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tổ chức bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã; xây dựng chính quyền điện tử, công nghệ thông tin, chuyển đổi số; công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
đ) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc lập các biểu mẫu thống kê, tổ chức thực hiện điều tra thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; tổng hợp, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn (trong đó có cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố); thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, thi đua, khen thưởng;
e) Chủ trì, phối hợp với công chức khác theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, công chức đảm nhiệm chức danh công chức Văn phòng thống kê cấp xã có 07 nhiệm vụ chính nêu trên.
Khi nào áp dụng Nghị định 33/2023/NĐ-CP?
Tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về hiệu lực thi hành văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2023.
...
Theo đó, Nghị định 33/2023/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/8/2023.
Xem toàn văn Nghị định 33/2023/NĐ-CP Tại đây.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?