Tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo về bạo lực gia đình đối với công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo về bạo lực gia đình đối với công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? Câu hỏi từ chị T ở Hà Nội.

Tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo về bạo lực gia đình đối với công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với nội dung về quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình có nội dung:

Quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước
...
5. Đối với các khoản chi tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo đối với công chức, viên chức quy định tại các Điều 34, 35 và 41 Nghị định này chấm dứt khi thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Quy định trên là phù hợp với chỉ đạo tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về các nhiệm vụ, giải pháp:

Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.

Như vậy, nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu được đề ra để thực hiện cải cách tiền lương thì tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP đã quy định các khoản chi tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo đối với công chức, viên chức sẽ được thực hiện cho đến khi bắt đầu cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

tiền bồi dưỡng

Bãi bỏ tiền bồi dưỡng hội nghị về bạo lực gia đình? (Hình ảnh từ Internet)

Mức chi tiền bồi dưỡng hội nghị hiện nay ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2017/TT-BTC thì việc chi tiền bồi dưỡng hội nghị thực hiện như sau:

(1) Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Thực hiện theo mức chi thù lao quy định đối với giảng viên, báo cáo viên tại Thông tư 139/2010/TT-BTC.

(2) Các khoản chi công tác phí cho giảng viên, báo cáo viên do cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị chi theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị mình và ghi rõ trong giấy mời giảng viên, báo cáo viên.

(3) Chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi (nửa ngày)/đại biểu.

(4) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức khoán như sau:

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương: 200.000 đồng/ngày/người;

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của thành phố trực thuộc tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh: 150.000 đồng/ngày/người;

+ Riêng cuộc họp do xã, phường, thị trấn tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức): 100.000 đồng/ngày/người.

(5) Chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp:

Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, mức khoán tại khoản 4 Điều này không đủ chi phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất từng cuộc họp và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp cao hơn mức khoán bằng tiền, nhưng tối đa không vượt quá 130% mức khoán bằng tiền nêu trên;

Đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị và được phép chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu này).

(6) Chi hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thanh toán khoán hoặc theo hoá đơn thực tế theo mức chi quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2017/TT-BTC.

(7) Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2017/TT-BTC.

Đại biểu cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng chống bạo lực gia đình được chi tiền bồi dưỡng bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì đại biểu tham dự cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng chống bạo lực gia đình được chi bồi dưỡng: Tối đa 100.000 đồng/đại biểu/buổi;

Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023

Phòng chống bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có dành cho người chuẩn bị kết hôn theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tháng 6 là Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đúng không? Trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình?
Pháp luật
Chủ đề truyền thông của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024 là gì?
Pháp luật
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung và phạm vi hoạt động ra sao?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
Pháp luật
Cuộc thi về phòng chống bạo lực gia đình có cơ cấu bao nhiêu giải? Mức tiền thưởng cụ thể cho các giải này là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng như thế nào?
Pháp luật
Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào theo hướng dẫn tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống bạo lực gia đình
535 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào