Tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán 2023 do ai chủ trì?
Tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán do ai chủ trì?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đại sứ, Tổng Lãnh sự và Trưởng đại diện tham dự các hoạt động
1. Kỷ niệm ngày Quốc khánh 02/9 tại Hà Nội.
a) Đối với Quốc khánh vào năm tròn:
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân hoặc Phu quân chủ trì tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội;
b) Đối với Quốc khánh vào năm khác:
Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân chủ trì tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội;
c) Bộ Ngoại giao tổ chức lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các Đại sứ, Trưởng Đại diện tại Hà Nội;
d) Lãnh đạo tỉnh, thành phố nơi có cơ quan lãnh sự nước ngoài tổ chức gặp mặt các Tổng Lãnh sự.
2. Tết Nguyên đán.
a) Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân hoặc Phu quân chủ trì tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán;
b) Tùy điều kiện của địa phương, lãnh đạo tỉnh, thành phố và Phu nhân hoặc Phu quân có thể tổ chức gặp mặt các Tổng lãnh sự và Phu nhân hoặc Phu quân tại địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán;
c) Các bộ, ngành không tổ chức gặp mặt riêng các Đại sứ, Trưởng Đại diện nhân dịp Tết Nguyên đán.
3. Thủ tướng Chính phủ tiếp chung các Trưởng Đại diện thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Liên hợp quốc (24-10) hàng năm.
4. Mời các Đại sứ, Trưởng Đại diện tại Hà Nội dự phiên khai mạc các kỳ họp Quốc hội.
5. Đối với các sự kiện lớn khác của đất nước, mời Trưởng các cơ quan đại diện nước ngoài tham dự theo đề án, chương trình hoặc yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.
6. Các bộ, ngành địa phương tổ chức các sự kiện, hoạt động mời các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Trưởng Đại diện tham dự phải trao đổi, thống nhất với Bộ Ngoại giao trước khi mời.
Như vậy theo quy định trên tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán do Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân hoặc Phu quân chủ trì.
Tiệc chiêu đãi các Đại sứ, Trưởng Đại diện và Phu nhân hoặc Phu quân tại Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán do ai chủ trì? (Hình từ Internet)
Khi dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài ai có trách nhiệm đọc bài phát biểu chúc mừng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp tham dự các cuộc chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao
1. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài:
a) Đối với ngày kỷ niệm vào năm tròn: lãnh đạo cấp Bộ trưởng là khách chính, thay mặt Chính phủ đọc bài phát biểu chúc mừng;
b) Đối với ngày kỷ niệm vào năm khác, lãnh đạo cấp Thứ trưởng là khách chính, thay mặt Chính phủ đọc bài phát biểu chúc mừng.
2. Dự chiêu đãi kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: lãnh đạo cấp Thứ trưởng là khách chính, thay mặt Chính phủ đọc bài phát biểu chúc mừng. Trường hợp đặc biệt, thực hiện theo đề án được phê duyệt.
3. Đối với các sự kiện khác do cơ quan đại diện nước ngoài tổ chức: các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp với Bộ Ngoại giao đề xuất, xin ý kiến cấp có thẩm quyền quyết định lãnh đạo cấp cao hoặc lãnh đạo bộ, ngành, địa phương dự các sự kiện trên tinh thần phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và thông lệ của từng sự kiện.
Như vậy theo quy định trên trách nhiệm đọc bài phát biểu chúc mừng khi dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài như sau:
- Đối với ngày kỷ niệm vào năm tròn: lãnh đạo cấp Bộ trưởng là khách chính, thay mặt Chính phủ đọc bài phát biểu chúc mừng.
- Đối với ngày kỷ niệm vào năm khác, lãnh đạo cấp Thứ trưởng là khách chính, thay mặt Chính phủ đọc bài phát biểu chúc mừng.
Nghi lễ đối ngoại được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định nghi lễ đối ngoại được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
- Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam.
- Cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách.
- Các trường hợp đặc biệt thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non từ 15 12 2024 hạng 2, hạng 1 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT?
- Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu sổ theo dõi đảng viên dự bị theo Hướng dẫn 12? Hướng dẫn cách ghi sổ theo dõi đảng viên dự bị Mẫu 18 KNĐ?
- Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11? Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày tháng năm nào?
- Giám sát của quản lý cấp cao là gì? 04 yêu cầu đối với giám sát của quản lý cấp cao của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?