Thuê luật sư ly hôn hết bao nhiêu tiền? Thù lao luật sư theo quy định tại Luật Luật sư 2006 là bao nhiêu?
Thuê luật sư ly hôn hết bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Đối với trường hợp không hiểu rõ về tố tụng dân sự, vợ, chồng hoặc cả 2 người có thể liên hệ luật sư để được hỗ trợ. Theo đó, một trong những vấn đề được quan tâm khi nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư đó là "thuê luật sư ly hôn hết bao nhiêu tiền?"....
Để trả lời cho câu hỏi "thuê luật sư ly hôn hết bao nhiêu tiền", dưới góc độ pháp lý có thể phân tích như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 56 Luật Luật sư 2006 về thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau:
Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
1. Mức thù lao được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định.
2. Tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý do các bên thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì mức thù lao đối với luật sư trong hợp đồng dịch vụ pháp lý về ly hôn sẽ do các bên thỏa thuận.
Nói một cách dễ hiểu, việc thuê luật sư ly hôn hết bao nhiêu tiền sẽ do 02 bên (bên thuê và bên luật sư) thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký. Mức phí thuê luật sư có thể dựa trên các yếu tố như chi phí chuẩn bị hồ sơ, mức độ phức tạp của vụ việc, thời gian tư vấn,....), kinh nghiệm và uy tín của luật sư,...
Thuê luật sư ly hôn hết bao nhiêu tiền? Thù lao luật sư theo quy định tại Luật Luật sư 2006 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Như vậy, việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên. Nội dung cụ thể được hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Chồng có được yêu cầu ly hôn nếu vợ đang nuôi con chưa được 01 tuổi không?
Căn cứ quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu ly hôn như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì người chồng không được yêu cầu ly hôn nếu vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (01 tuổi).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?