Thực hiện đăng ký vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như thế nào?
- Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng quản lý được phân thành mấy tuyến?
- Nguyên tắc đăng ký tuyến, chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý là gì?
- Thực hiện đăng ký vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như thế nào?
- Thực hiện chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như thế nào?
Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng quản lý được phân thành mấy tuyến?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 46/2016/TT-BQP quy định hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng quản lý được phân thành 4 tuyến chuyên môn kỹ thuật, đồng thời cũng là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm:
- Tuyến 1 tương đương cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.
- Tuyến 2 tương đương cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tuyến 3 tương đương cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Tuyến 4 tương đương cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, phường, thị trấn.
Nguyên tắc đăng ký tuyến, chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 46/2016/TT-BQP quy định nguyên tắc đăng ký tuyến, chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như sau:
- Thuận lợi cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu khi đi khám bệnh, chữa bệnh.
- Thuận lợi cho các đơn vị trong quản lý quân số và quản lý sức khỏe.
- Phù hợp với phân cấp bậc thang điều trị của hệ thống ngành Quân y.
- Phù hợp với hệ thống tổ chức các đơn vị Quân đội từ tuyến tiểu đoàn đến Bộ Quốc phòng.
- Phù hợp địa bàn đơn vị đóng quân.
Thực hiện đăng ký vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2016/TT-BQP quy định như sau:
Đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến dưới có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị làm thủ tục đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn theo thứ tự từ tuyến 4 lên đến tuyến 1; trường hợp tuyến dưới và tuyến trên liền kề cùng nằm trong một đơn vị không cần làm thủ tục đăng ký tuyến.
2. Đăng ký vượt tuyến
a) Đăng ký vượt tuyến là việc đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh không theo trình tự quy định tại Khoản 1 Điều này, tuyến 4 đăng ký tuyến với tuyến 2 hoặc tuyến 1; tuyến 3 đăng ký tuyến với tuyến 1;
b) Việc đăng ký vượt tuyến do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định dựa trên nguyên tắc tại Điều 8 Thông tư này khi được sự chấp thuận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - nơi đơn vị lựa chọn đăng ký tuyến; quân y các đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho thủ trưởng đơn vị lựa chọn tuyến cho phù hợp; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên có trách nhiệm tạo điều kiện khi đơn vị đến đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy theo quy định trên thực hiện đăng ký vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như sau:
- Đăng ký vượt tuyến là việc đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh không theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 46/2016/TT-BQP, tuyến 4 đăng ký tuyến với tuyến 2 hoặc tuyến 1; tuyến 3 đăng ký tuyến với tuyến 1.
- Việc đăng ký vượt tuyến do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định dựa trên nguyên tắc tại Điều 8 Thông tư 46/2016/TT-BQP khi được sự chấp thuận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - nơi đơn vị lựa chọn đăng ký tuyến; quân y các đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho thủ trưởng đơn vị lựa chọn tuyến cho phù hợp;
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên có trách nhiệm tạo điều kiện khi đơn vị đến đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
Thực hiện đăng ký vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 46/2016/TT-BQP thực hiện chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như sau:
- Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên thực hiện theo trình tự từ tuyến 4 lên đến tuyến 1. Được phép chuyển vượt tuyến trong các trường hợp sau:
+ Các trường hợp cấp cứu thuộc các địa bàn mà nếu chuyển vượt tuyến sẽ thuận lợi hơn chuyển đúng tuyến;
+ Các trường hợp bệnh cấp tính nặng, vượt khả năng điều trị của tuyến trên liền kề hoặc cần điều trị kỹ thuật cao.
- Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới khi đã điều trị bệnh ổn định nhưng cần được điều trị củng cố hoặc theo nguyện vọng của người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh; được chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến theo yêu cầu chuyên môn hoặc theo nguyện vọng của người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.
- Quân nhân chưa tham gia bảo hiểm y tế nếu khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở dân y thì việc thanh toán chi phí thực hiện theo Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?