Thực hiện chấn chỉnh phân loại hàng hóa đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp với plastic như thế nào?

"Cho tôi hỏi sau khi phát hiện việc khai báo không rõ ràng về mặt hàng vải không dệt kết hợp với plastic thì Nhà nước có chấn chỉnh gì hành động này không? Rất hy vọng được TVPL hỗ trợ. Cảm ơn nhiều" - Đây là câu hỏi của Cẩm Nhung đến từ Huế.

Quy định về việc khai báo hàng hóa tại địa phương?

Đối với quy định về việc khai báo hàng hóa tại địa phương thì tại Mục 1 Công văn 3159/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn như sau:

(1) Khai báo tên hàng không đầy đủ: không nêu rõ thành phần, định lượng vải và plastic, không nêu cách thức gia công, kết hợp của các vật liệu tạo thành sản phẩm, công dụng hàng hóa,... không đủ cơ sở xác định mã số cụ thể. Ví dụ:

- Tờ khai số 102422909040/A12/51BE ngày 04/01/2019 tại Chi cục Hải quan Cảng Cát Lở Vũng Tàu có tên hàng khai báo là “Tấm nhựa (da nhân tạo PU-Giả da, nhựa polyurethane xốp và vải không dệt, sản xuất giày, hàng mới 100%)”, mã số khai báo 3921.13.91;

- Tờ khai số 104068958560/A12/47NF ngày 04/6/2021 tại Chi cục Hải quan Thống Nhất có tên hàng khai báo “HA/02A#&Da nhân tạo (vải không dệt tráng phủ nhựa PU) - 54" TRIMY (279 M)” mã số khai báo 5603.94.00.

(2) Khai báo tên hàng không phù hợp với mã số khai báo. Ví dụ:

- Tờ khai số 102534314410/E21/48CG ngày 15/3/2019 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho có tên khai báo “154M#&Giả da (thành phần chính làm từ vải không dệt) NB-GREEN 54” - BEZW00000075”, mã số khai báo 3920.99.90.

- Tờ khai số 102467867020/E31/03CD ngày 29/01/2019 tại Chi cục Hải quan Thái Bình có tên khai báo “EyelidGray-FBFeltGray100%poly#&Miếng đệm mắt bằng vải không dệt màu xám 100% polyester”, mã số khai báo 3920.69.90.

- Tờ khai số 104049359740/A11/02CI ngày 27/5/2021 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV1 có tên hàng khai báo “Dải nhựa có bọc vải không dệt bên ngoài (PULL TYPE CLOTH) 30mm*1000m, dùng để trang trí và định hình điểm nhấn trên lưng ghế, Phụ kiện đồ gỗ nội thất, hàng mới 100%”, mã số khai báo 3921.90.90.

Thực hiện việc chấn chỉnh phân loại hàng hóa đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp với plastic như thế nào?

Thực hiện việc chấn chỉnh phân loại hàng hóa đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp với plastic như thế nào?

Quy định về việc phân loại hàng hóa?

Về việc phân loại hàng hóa thì tại Mục 2 Công văn 3159/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn cụ thể như sau:

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26/02/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015;

Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017:

- Việc phân loại mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt và plastic phải căn cứ vào thành phần vải không dệt/ plastic, tỷ trọng vải không dệt/ plastic, phương thức kết hợp của các thành phần, vai trò sử dụng (lớp bề mặt/ lớp gia cố) của các thành phần vải không dệt/ plastic, lớp plastic tráng phủ có nhìn được bằng mắt thường hay không, công dụng hàng hóa ...,

Đối chiếu với các quy định tại Chú giải pháp lý gồm: Chú giải 1 (h) Phần XI, Chú giải 3 Chương 56, Tham khảo các Chú giải chi tiết HS Chương 39, chú giải chi tiết nhóm 56.03, áp dụng các quy tắc phân loại để xác định mã số hàng hóa.

- Đối với mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt và plastic, cần lưu ý một số trường hợp:

+ Vải không dệt, được bọc hoàn toàn bằng plastic hoặc tráng hoặc phủ cả hai mặt bằng plastic, với điều kiện việc tráng và phủ như vậy có thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà không cần quan tâm đến sự biến đổi về màu sắc, thì phân loại vào Chương 39;

+ Tấm, phiến và dải bằng plastic xốp kết hợp vải không dệt, trong đó vật liệu vải không dệt chỉ đơn thuần là vật liệu để gia cố, thì phân loại vào Chương 39.

Trong phương diện này, vải không dệt không có hoa văn, chưa tẩy trắng, đã tẩy trắng hoặc đã nhuộm đồng nhất, khi gắn vào chỉ một mặt của tấm, phiến và dải này thì được coi như chỉ đơn thuần nhằm mục đích gia cố. Trường hợp có hoa văn, đã in hoặc gia công kỹ lưỡng thì được coi là có chức năng vượt quá chức năng chỉ đơn thuần gia cố.

+ Đối với mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt thấm tẩm, tráng, phủ hoặc ép plastic một mặt, chưa được mô tả cụ thể trong nội dung nhóm và các chú giải pháp lý, chú giải chi tiết liên quan, cần xem xét thành phần nào mang lại đặc trưng cơ bản cho sản phẩm thì sẽ phân loại theo thành phần đó theo quy tắc 3b

Ví dụ: trường hợp thành phần plastic có tỷ lệ khối lượng lớn hơn thành phần vải, mặt plastic được tạo giả da, gia công thành bề mặt sử dụng của sản phẩm thì xem xét mặt hàng thuộc Chương 39;

Trường hợp thành phần plastic có tỷ lệ khối lượng lớn hơn thành phần vải không dệt nhưng sản phẩm có đặc trưng chính là lớp vải không dệt, in hoa văn trên vải không dệt, bề mặt sử dụng sản phẩm là lớp vải không dệt thì xem xét mặt hàng thuộc Chương 56;

Trường hợp không thể xác định được thành phần mang lại đặc trưng cơ bản cho sản phẩm thì phân loại theo quy tắc 3c.

Yêu cầu của Tổng cục Hải quan về thống nhất mã số hàng hóa và thuế suất đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp plastic?

Tại Mục 3 Công văn 3159/TCHQ-TXNK năm 2022 có nêu ra yêu cầu của Tổng cục Hải quan về thống nhất mã số hàng hóa và thuế suất đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp plastic cụ thể như sau:

Đối với Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố

- Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện kê khai mô tả hàng hóa đầy đủ, chính xác (thành phần, hàm lượng vải không dệt và plastic, cách thức gia công, kết hợp của các vật liệu tạo thành, công dụng hàng hóa, lớp bề mặt sử dụng, lớp gia cố,...), đồng thời thực hiện kiểm soát khai báo của doanh nghiệp đảm bảo đủ thông tin để phân loại, xác định mã số.

Trường hợp không thể xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hóa thì lấy mẫu, thực hiện phân tích phân loại.

- Thực hiện kiểm tra, rà soát việc phân loại đối với mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt kết hợp với plastic.

Trường hợp phát hiện việc phân loại không phù hợp thì xử lý lại, ấn định thuế và xử lý vi phạm theo đúng quy định, chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm của cán bộ liên quan.

Đối với Cục Kiểm định Hải quan:

Chủ trì, hướng dẫn về tiêu chí kỹ thuật “gia cố” trong công tác phân tích hàng hóa đối với mặt hàng vải kết hợp plastic nói chung và mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt và plastic nói riêng; phổ biến, quán triệt các Chi cục Kiểm định Hải quan khi thực hiện phân tích, giám định mặt hàng vải kết hợp plastic thì trong kết quả phân tích phải xác định rõ các tiêu chí: thành phần, chủng loại vải/ plastic, tỷ lệ vải/ plastic (theo khối lượng, độ dày,...), phương thức kết hợp của các thành phần, vai trò sử dụng của các thành phần vải/ plastic, lớp nào là lớp gia cố, lớp nào là lớp bề mặt, lớp plastic tráng phủ có nhìn được bằng mắt thường hay không, công dụng hàng hóa,..., đảm bảo đủ thông tin, tiêu chí để phân loại mặt hàng.

Đối với Cục Thuế xuất nhập khẩu

- Phối hợp với Cục Kiểm định Hải quan trong việc xác định mã số, phân loại các mặt hàng “vải giả da” được tạo thành từ vải không dệt và plastic trong trường hợp có vướng mắc phát sinh, đảm bảo phù hợp và thống nhất.

- Tổng hợp kết quả rà soát của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các vướng mắc trong công tác phân loại mặt hàng (nếu có) báo cáo Lãnh đạo Tổng cục.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Phân loại hàng hóa
Hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hạn sử dụng là gì? Hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm âm lịch có được không?
Pháp luật
Mẫu Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa 2024? Lưu ý khi lập Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa là gì?
Pháp luật
Hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào? Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Phương pháp lấy mẫu và khối lượng mẫu cần lấy để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa nào được coi là có và không có khả năng gây mất an toàn? Ô tô nhà ở lưu động có phải hàng hóa có khả năng gây mất an toàn?
Pháp luật
Quy định mang hàng hóa xách tay vào Việt Nam như thế nào? Hàng hóa xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu không?
Pháp luật
Cách ghi thành phần phụ gia trên nhãn sản phẩm thực phẩm được xác định như thế nào? Thành phần phụ gia nào không phải ghi định lượng hàng hóa?
Pháp luật
Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác nhận mã số HS nhanh chóng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Công văn 3605/TCHQ-CCHDH năm 2022?
Pháp luật
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức chịu trách nhiệm trên nhãn hàng hóa thế nào?
Pháp luật
Đổi tên công ty thì có phải thực hiện dán lại nhãn hàng hóa cho các sản phẩm đã nhập khẩu trước thời điểm đổi tên và các sản phẩm đang được lưu thông không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân loại hàng hóa
1,384 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân loại hàng hóa Hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào