Thủ tướng yêu cầu xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai, nộp thuế?
- Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước qua các nhiệm vụ nào?
- Yêu cầu xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai, nộp thuế theo quy định?
- Đẩy nhanh xử lý nợ thuế không còn khả năng thu hồi đã tồn tại nhiều năm theo các quy định như thế nào?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023 chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước qua các nhiệm vụ nào?
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023 nhấn mạnh để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương), Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (sau đây gọi chung là địa phương) tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và cấp dưới trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công, quản lý giá và thẩm định giá; tăng cường công tác quyết toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch; thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra. Trong đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
+ Về xây dựng, hoàn thiện thể chế
+ Về quản lý thu ngân sách nhà nước
+ Về quản lý chi ngân sách nhà nước
+ Về quản lý viện trợ, vay, trả nợ; kiểm soát nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương
+ Về quản lý, sử dụng tài sản công
+ Về công tác lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo tài chính nhà nước hằng năm
+ Về đôn đốc, kiểm tra, xử lý, công khai, báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra.
Xem chi tiết các nhiệm vụ tại Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023
Xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai, nộp thuế theo quy định? (Hình internet)
Yêu cầu xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai, nộp thuế theo quy định?
Theo đó, tại Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023 quy định về quản lý thu ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương:
- Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của các Luật thuế, Luật quản lý thuế và pháp luật có liên quan, tăng cường công tác quản lý thu phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước;
+ Hạch toán, điều tiết các khoản thu của từng cấp ngân sách, từng địa phương theo đúng quy định;
+ Không tự đặt ra các khoản thu, không giữ lại hoặc để các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước trái với quy định của pháp luật;
+ Khẩn trương xử lý theo chế độ quy định các khoản tạm thu, tạm giữ, các khoản thuế đã kê khai nhưng chậm nộp và các khoản đã được các cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện, kiến nghị thu vào ngân sách nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quy trình quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra sau thông quan, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tập trung vào những doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm có độ rủi ro cao, hoạt động tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh trên nền tảng số,... Nâng tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế;
+ Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng (nhất là các khoản thu theo hình thức khoán), gian lận thuế, trốn thuế, chuyển giá; kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế, nhất là giá tính thuế trong lĩnh vực hải quan;
+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trước và sau hoàn thuế, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật, hiệu quả cho doanh nghiệp, không để việc hoàn thuế kéo dài...
+ Kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế;
+ Rà soát xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng không kê khai, nộp thuế theo quy định, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng thực tế không hoạt động.
Như vậy, nhiệm vụ xử lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng không kê khai, nộp thuế theo quy định, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng thực tế không hoạt động là một trong những nội dung được đề cập tại Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023
Đẩy nhanh xử lý nợ thuế không còn khả năng thu hồi đã tồn tại nhiều năm theo các quy định như thế nào?
Tại mục 2 Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023 quy định về quản lý thu ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu theo quy định nhằm đánh giá tình hình tài chính, tình hình sử dụng, bảo toàn và tăng trưởng vốn.
- Thực hiện rà soát, đánh giá phân loại nợ thuế;
+ Tập trung đôn đốc, cưỡng chế thu ngay các khoản nợ thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, không để tình trạng nợ thuế kéo dài, hạn chế phát sinh nợ thuế mới;
+ Đẩy nhanh xử lý nợ thuế không còn khả năng thu hồi đã tồn tại nhiều năm theo các quy định của Luật quản lý thuế và Nghị quyết 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và đúng bản chất của số nợ thuế.
Như vậy, đẩy nhanh xử lý nợ thuế không còn khả năng thu hồi đã tồn tại nhiều năm theo các quy định của Luật quản lý thuế cũng là nhiệm vụ được đặt ra tại Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?