Thủ tướng yêu cầu xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính các dự án đầu tư, đầu tư công tại Chỉ đạo mới?
- Đầu tư công là gì? Đối tượng đầu tư công là ai?
- Thủ tướng yêu cầu xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính các dự án đầu tư, đầu tư công tại Chỉ đạo mới?
- Xây dựng phương án để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để chủ động, kịp có giải pháp tháo gỡ tại Chỉ đạo mới của Thủ tướng như thế nào?
Đầu tư công là gì? Đối tượng đầu tư công là ai?
Quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 thì đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định.
*Đối tượng đầu tư công
Đối tượng đầu tư công được quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
- Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
+ Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
+ Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
- Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
- Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính các dự án đầu tư, đầu tư công tại Chỉ đạo mới? (Hình internet)
Thủ tướng yêu cầu xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính các dự án đầu tư, đầu tư công tại Chỉ đạo mới?
Theo nội dung Công văn 493/TTg-KSTT năm 2023 nhấn mạnh:
Để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023;
- Rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện các dự án đầu tư, đầu tư công, hoàn thành trong tháng 9 năm 2023.
Như vậy, tại chỉ đạo mới nhất, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện các dự án đầu tư, đầu tư công, để hoàn thành và trình Chính phủ trong tháng 9 năm 2023.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tư pháp và tổ chức pháp chế các bộ, ngành, địa phương:
- Chủ trì tăng cường hơn nữa công tác thẩm định quy định thủ tục hành chính tại đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm chỉ ban hành thủ tục hành chính đã được đánh giá tác động và thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả.
- Kiểm soát chặt chẽ các quy định thủ tục hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Hội đồng nhân dân, UBND các cấp.
Xây dựng phương án để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để chủ động, kịp có giải pháp tháo gỡ tại Chỉ đạo mới của Thủ tướng như thế nào?
Bên cạnh đó, Công văn 493/TTg-KSTT năm 2023 cũng cho hay, Thủ tướng yêu cầu
*Bộ Nội vụ:
- Chủ trì kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương việc thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát kiểm tra trong quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022.
Và giao nhiệm vụ cho Văn phòng Chính phủ:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả về công tác này;
- Định kỳ hàng quý tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Phát huy vai trò Thường trực Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong đối thoại, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân để chủ động, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải pháp tháo gỡ.
Như vậy, với nhiệm vụ giao thì Văn phòng Chính phủ sẽ thực hiện việc nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân để chủ động, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?