Thủ tục xác nhận, cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ở cấp huyện từ 9/8/2024 thế nào?
- Thủ tục xác nhận, cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ở cấp huyện từ 9/8/2024 thế nào?
- Hồ sơ xác nhận, cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ở cấp huyện ra sao?
- Những biện pháp nào bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh?
Thủ tục xác nhận, cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ở cấp huyện từ 9/8/2024 thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phần C Quyết định 5283/QĐ-BCA năm 2024 quy định về thủ tục xác nhận, cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ở cấp huyện như sau:
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Công dân Việt Nam đề nghị cung cấp hoặc xác nhận thông tin của bản thân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh trực tiếp hoặc gửi đơn đề nghị đến Công an cấp huyện nơi thường trú, tạm trú hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì Đơn đề nghị xác nhận, cung cấp thông tin do người đại diện hợp pháp khai và ký thay.
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả hoặc hệ thống của Cổng dịch vụ công thông báo bằng tin nhắn (SMS) hoặc thư điện tử (email) về việc tiếp nhận hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc hệ thống của Cổng dịch vụ công thông báo bằng tin nhắn (SMS) hoặc thư điện tử (email) để người đề nộp hồ sơ hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công và nêu rõ lý do.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
Bước 3: Nhận kết quả
+ Người đề nghị cung cấp thông tin trực tiếp nhận văn bản trả lời tại Công an cấp huyện nơi nộp hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống Cổng dịch vụ công.
+ Thời gian nhận kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp: nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Công an cấp huyện nơi thường trú, tạm trú.
+ Trực tuyến: nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
+ Dịch vụ bưu chính: gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến Công an cấp huyện nơi thường trú, tạm trú.
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của công dân.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an cấp huyện.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản trả lời của Công an cấp huyện.
- Phí, lệ phí: không.
Thủ tục xác nhận, cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ở cấp huyện từ 9/8/2024 thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ xác nhận, cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ở cấp huyện ra sao?
Căn cứ Mục 1 Phần C Quyết định 5283/QĐ-BCA năm 2024 quy định về thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục xác nhận, cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam ở cấp huyện như sau:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Đơn đề nghị xác nhận, cung cấp thông tin (mẫu M03a) Tải về ban hành kèm theo Nghị định 67/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ.
+ Trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì do người đại diện hợp pháp khai, ký thay và nộp kèm bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp; trường hợp không có bản sao thì nộp kèm bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Những biện pháp nào bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh như sau:
Bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không
...
2. Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh:
a) Kiểm soát người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh;
b) Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh;
c) Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật;
d) Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, để bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh thì có những biện pháp sau:
(1) Kiểm soát người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh.
(2) Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh.
(3) Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
(4) Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018, Luật An ninh quốc gia 2004 và pháp luật khác có liên quan
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?