Thủ tục trình Thủ tướng xem xét, quyết định chuyển đổi công năng và cho phép bán đấu giá nhà ở sinh viên cấp trung ương thực hiện thế nào?
- Thủ tục trình Thủ tướng xem xét, quyết định chuyển đổi công năng và cho phép bán đấu giá nhà ở sinh viên hoặc nhà ở phục vụ tái định cư cấp trung ương thực hiện thế nào?
- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ gồm những gì? Thời hạn giải quyết thủ tục trong bao lâu?
- Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở được quy định như thế nào?
Thủ tục trình Thủ tướng xem xét, quyết định chuyển đổi công năng và cho phép bán đấu giá nhà ở sinh viên hoặc nhà ở phục vụ tái định cư cấp trung ương thực hiện thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Phần II Danh mục kèm theo Quyết định 891/QĐ-BXD năm 2024 quy định về thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chuyển đổi công năng và cho phép bán đấu giá nhà ở sinh viên hoặc nhà ở phục vụ tái định cư quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 cNghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Chủ đầu tư dự án lập 01 bộ hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị chuyển đổi công năng để bán đấu giá nhà ở; đề án bán đấu giá nhà ở có các nội dung: địa chỉ nhà ở, số lượng nhà ở bán đấu giá, trách nhiệm các cơ quan liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản;
- Chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở; sau khi nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, trường hợp đủ điều kiện chuyển đổi và bán đấu giá thì có văn bản gửi kèm hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hồ sơ kèm theo, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép hoặc không cho phép chuyển đổi công năng để bán đấu giá nhà ở.
(2) Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Trung tâm phục vụ hành chính công của UBND hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC.
Thủ tục trình Thủ tướng xem xét, quyết định chuyển đổi công năng và cho phép bán đấu giá nhà ở sinh viên cấp trung ương thực hiện thế nào? (Hình ảnh Internet)
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ gồm những gì? Thời hạn giải quyết thủ tục trong bao lâu?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Phần II Danh mục kèm theo Quyết định 891/QĐ-BXD năm 2024 quy định về hồ sơ và thời hạn giải quyết thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chuyển đổi công năng và cho phép bán đấu giá nhà ở sinh viên hoặc nhà ở phục vụ tái định cư quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị chuyển đổi công năng để bán đấu giá nhà ở được lập theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP;
+ Đề án bán đấu giá nhà ở có các nội dung: địa chỉ nhà ở, số lượng nhà ở bán đấu giá, trách nhiệm các cơ quan liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
(2) Thời hạn giải quyết: tối đa 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp tỉnh nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Nhà ở 2023 quy định về Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở như sau:
- Phù hợp với nhu cầu về nhà ở của các đối tượng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, vùng, miền trong từng thời kỳ.
- Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng xây dựng đối với nhà ở theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, kiến trúc, cảnh quan, vệ sinh, môi trường, an toàn trong quá trình xây dựng theo quy định của pháp luật; có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên đất đai.
- Đối với khu vực đô thị, việc phát triển nhà ở chủ yếu được thực hiện theo dự án, có các cơ cấu loại hình, diện tích nhà ở phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đối với các khu vực còn lại thì căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các địa điểm, vị trí phải phát triển nhà ở theo dự án. Tại đô thị loại I, tại các phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt thì chủ yếu phát triển nhà chung cư.
- Tại các khu vực phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê. Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê hoặc được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức phân lô bán nền để cá nhân tự xây dựng nhà ở; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về đất đai; trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai 2024 thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê.
- Căn cứ nhu cầu về nhà ở và điều kiện của địa phương, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải quy hoạch bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp, hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị, người lao động làm việc trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của Luật Nhà ở 2023.
- Đối với khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới, phong tục, tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh, du cư, bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà ở nhiều tầng.
- Việc quản lý, sử dụng nhà ở phải đúng mục đích, công năng sử dụng, đáp ứng các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tuân thủ quy định về quản lý hồ sơ nhà ở, bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở có liên quan.
- Đáp ứng yêu cầu khác theo quy định của Luật Nhà ở 2023 đối với việc phát triển từng loại hình nhà ở.
Xem thêm:
>> Thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công như thế nào? Người nào được thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công?
>> Hợp đồng mua bán nhà ở có bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vốn đầu tư công bao gồm những nguồn vốn nào? Nguyên tắc quản lý, thanh toán vốn đầu tư công được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ hiện nay là mẫu nào? Kiểm tra tải trọng xe thông qua hình thức nào?
- Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật?
- 02 Mẫu văn bản điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ mới nhất? Có thể gia hạn thời gian lập phương án giá hay không?
- Mẫu bản kiểm điểm cuối năm Tổng phụ trách đội 2024 mới nhất? Tổng phụ trách Đội là chức danh gì?