Thủ tục thay đổi thành viên hợp danh của văn phòng công chứng? Thành viên hợp danh của văn phòng công chứng có phải góp vốn không?
Quy định về thay đổi thành viên hợp danh của văn phòng công chứng theo Luật Công chứng 2014?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Công chứng 2014 quy định về thay đổi thành viên hợp danh của văn phòng công chứng cụ thể như sau:
Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
1. Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Việc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Thủ tục thay đổi thành viên hợp danh của văn phòng công chứng? Thành viên hợp danh của văn phòng công chứng có phải góp vốn không?
Thủ tục thay đổi thành viên hợp danh của văn phòng công chứng?
Dựa vào quy định tại Điều 27 Luật Công chứng 2014 thì thủ tục thay đổi thành viên hợp danh của văn phòng công chứng cụ thể như sau:
Bước 1: Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Bước 2: Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận Công chứng viên hợp danh mới nếu Công chứng viên đó được các Công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Bước 3: Trường hợp Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của Công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của Công chứng viên đó.
Thành viên hợp danh của văn phòng công chứng có phải góp vốn không?
Tại khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định rằng:
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Khoản 1 và khoản 2 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết và Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định về tài sản góp vốn rằng:
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Và tại Điều 27 Luật Công chứng 2014 có quy định rằng:
Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định;
Dựa vào những quy định trên thì trường hợp thành viên hợp danh không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết thì bị khai trừ, là một trong những lý do để chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên.
Đồng thời, tại Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rằng thành viên hợp danh được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty; khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
Theo đó, việc góp vốn của thành viên hợp danh là một trong những căn cứ để xác định các quyền và nghĩa vụ có liên quan của thành viên hợp danh trong Văn phòng công chứng.
Như vậy. thành viên hợp danh phải có góp vốn vào văn phòng công chứng, qua đó thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh liên quan đến vốn góp.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?