Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được thực hiện như thế nào?
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 12 Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021 quy định thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng như sau:
- Bước 1: Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động;
- Bước 2: Sở Tư pháp xem xét cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở;
Trưởng Văn phòng công chứng hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng trong trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi danh sách công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng;
Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được cấp lại hoặc giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được ghi nhận nội dung thay đổi.
Phí:
- 500.000 đồng/hồ sơ đối với trường hợp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, Trưởng Văn phòng công chứng;
- Không thu phí đối với trường hợp ghi nhận nội dung thay đổi đăng ký hoạt động khi thay đổi công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng.
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được thực hiện như thế nào?
Thành phần hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 12 Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021 quy định thành phần hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm:
- Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng theo
- Bản chính giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;
- Một số giấy tờ sau đây tùy thuộc vào nội dung đăng ký hoạt động được đề nghị thay đổi. Cụ thể như sau:
+ Trường hợp thay đổi tên gọi của Văn phòng công chứng: Văn bản thỏa thuận của các thành viên hợp danh về việc thay đổi tên gọi của Văn phòng công chứng;
+ Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng: Giấy tờ chứng minh về trụ sở mới;
+ Trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi Trưởng Văn phòng: Giấy tờ chứng minh công chứng viên dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên, kèm theo thỏa thuận bằng văn bản của các thành viên hợp danh về việc thay đổi Trưởng Văn phòng;
+ Trường hợp Văn phòng công chứng bổ sung công chứng viên: Văn bản chấp thuận của các công chứng viên hợp danh trong trường hợp bổ sung công chứng viên hợp danh hoặc hợp đồng lao động trong trường hợp bổ sung công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động kèm theo hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên;
+ Trường hợp Văn phòng công chứng giảm số lượng công chứng viên:
++ Văn bản chấp thuận của các công chứng viên hợp danh và văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh đối với công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân theo quy định Luật Công chứng 2014:
Khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản. Công chứng viên phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh chậm nhất là 06 tháng trước ngày dự kiến chấm dứt.
Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, người đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
++ Hoặc giấy tờ chứng minh công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong các trường hợp khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp liên quan đến công ty hợp danh hoặc quyết định miễn nhiệm công chứng viên hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng.
Số lượng hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng : 01 bộ.
Thời hạn giải quyết thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 12 Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021 quy định thời hạn giải quyết thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng như sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng trong trường hợp thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, Trưởng Văn phòng công chứng hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng trong trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi danh sách công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng;
Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?